Mắt cá chân bị sưng phù do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân gây sưng phù mắt cá chân

13 nguyên nhân khiến chân bị sưng phù bất thường

Chân bị phù trong mùa Hè phải làm sao?

8 biện pháp khắc phục phù chân

Phù chân khi đứng lâu, điều trị như thế nào?

TS. Martin Scurr - Trưởng ban Biên tập chuyên mục Y tế cho tờ Daily Mail, trả lời:

Chào bạn!

Sưng chân hay phù nề chân xảy ra do sự tích tụ bất thường của chất lỏng trong cơ thể. Chất lỏng này chịu ảnh hưởng của lực hấp dẫn, đó là lý do tại sao phù nề có xu hướng xảy ra chủ yếu xung quanh bàn chân, mắt cá chân và chân.

Có nhiều bệnh có thể gây ra tình trạng phù nề như bệnh thận (người bệnh có thể bị phù nề do chất lỏng không được bài tiết như bình thường) và các bệnh tim mạch hoặc tăng huyết áp. Phù nề cũng có thể xảy ra do tác dụng phụ của một số loại thuốc, như thuốc chẹn kênh natri được sử dụng cho bệnh nhân tăng huyết áp.

Trong trường hợp của bạn, tình trạng phù nề có thể xảy ra do nhiều yếu tố kết hợp với nhau như tăng huyết áp kết hợp với bệnh thận và hen suyễn.

Để điều trị phù chân, bạn có thể sử dụng thuốc lợi tiểu - loại thuốc này có thể đẩy lượng chất lỏng ra khỏi cơ thể nhiều hơn. Tuy nhiên loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến thận và làm tình trạng bệnh của bạn trở nên tồi tệ hơn. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng. 

Để cải thiện phù mắt cá chân, bạn nên cắt giảm lượng muối trong chế độ ăn uống, vì ăn nhiều muối có thể gây tích trước trong cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng vớ (tất) nén y khoa. Sự gia tăng áp lực khi dùng vớ nén y khoa lên các mô mềm ở mắt cá chân sẽ thúc đẩy chất lỏng trở lại vào các mao mạch. Bạn cũng nên nâng cao chân khi nghỉ ngơi để giảm hiện tượng phù chân.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Gia Hân H+ (Theo Daily mail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị