Khắc phục phù chân để có một đôi chân khỏe đẹp
Biện pháp khắc phục viêm gân gót cổ chân (P.1)
Biện pháp khắc phục viêm gân gót cổ chân (P.2)
Giảm đau chân khi đi giày cao gót
Dưới đây là 8 biện pháp khắc phục cho hiện tượng phù chân bạn có thể tham khảo:
1. Tinh chất trà xanh
Tinh chất trà xanh giúp giảm phù nề
Tinh chất trà xanh là một trong những biện pháp khắc phục tốt nhất cho hiện tượng phù chân, chân và mắt cá chân. Đặc biệt nó giúp làm giảm đau, sưng phù nề và thư giãn.
Cách thực hiện:
Bôi một vài giọt tinh chất trà xanh vào vùng bị phù, sưng. Sau đấy để một vài phút hoặc massage nhẹ nhàng rồi rửa sạch lại bằng nước ấm. Mỗi ngày làm 2 lần, cho tới khi hiện tượng phù giảm và mất hết.
2. Dấm táo
Dấm táo giúp chống viêm, giảm đau
Dấm táo giúp đảo ngược tình trạng giữ nước và bổ sung nồng độ kali trong cơ thể, giúp chống viêm và giảm sưng đau.
Cách thưc hiện:
Thêm 1 hoặc 2 thìa dấm táo vào một cốc nước, sau đó nhúng khăn trong hỗn hợp đó rồi đắp vào vùng bị sưng phù. Mỗi ngày lặp lại một vài lần.
3. Muối Epsom
Muối Epsom giúp đào thải độc tố
Muối Epsom hay còn gọi là Magnesium Sufate bắt nguồn từ Anh, là một chất khoáng thiên nhiên có cấu tạo giống muối ăn. Nó giúp giảm viêm, đau do phù nề, tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng, giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Cách thực hiện:
Trộn 2 thìa muối Epsom trong bồn nước ấm, sau đó ngâm mình trong đó khoảng 10 phút. Một tuần thực hiện 2 – 3 lần.
4. Mùi tây
Mùi tây có chứa nhiều vitamin và khoáng chất
Mùi tây hay còn được gọi là rau cần tây. Trong rau mùi tây có chứa nhiều vitamin C nhiều hơn cả cam, chanh…, ngoài ra chứa các khoáng chất: provitamine A, beta-carotene, magie, kali… có tác dụng giảm sưng đau, phù nề.
Cách thực hiện:
Nghiền lá mùi tây và sau đó đắp vào vùng bị phù, để trong nửa giờ rồi rửa sạch với nước ấm. Làm 2 lần 1 ngày. Hoặc bạn có thể ăn với bánh mì, nấu canh… và ăn kèm trong các bữa ăn.
5. Bồ công anh
Bồ công anh giúp giải độc, tiêu viêm
Loại cây này còn có tên gọi là rau bồ cóc, diếp dại, thường mọc hoang ở nhiều nơi. Bồ công anh có tác dụng giải độc, tiêu viêm, giảm phù nề, giúp thoát nước và cân bằng natri trong cơ thể.
Cách thực hiện:
Trộn 1 thìa bột lá bồ công anh tươi và khô vào một cốc nước nóng, sau 5 - 7 phút lọc lấy nước uống. Hàng ngày uống 2 - 3 cốc.
6. Hạt rau mùi
Hạt rau mùi khuyến khích lưu thông máu
Hạt rau mùi có tác dụng giảm sưng và đau, khuyến khích lưu thông máu.
Cách thực hiện:
Trộn 3 thìa hạt rau mùi vào trong 1 cốc nước, sau đó đun sôi và để nhỏ lửa đến khi hỗn hợp còn một nửa. Để nguội và ăn 2 lần mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng phù nề ở chân đã mất hết.
7. Hạt lanh
Hạt lanh giúp loại bỏ độc tố có hại
Hạt lanh là một biện pháp khắc phục tại nhà hiệu quả cho hiện tượng phù bàn chân, chân và mắt cá chân, giúp giảm sưng và loại bỏ các độc tố có hại.
Cách thực hiện:
Cho một nửa thìa hạt lanh vào một ly nước ấm và uống hai lần mỗi ngày. Hoặc có thể dùng dầu hạt lanh để xoa bóp vùng bị phù nề ngày một vài lần.
8. Massage chân
Massage chân làm tăng tuần hoàn máu
Massage là cách hữu hiệu để giảm sưng, đau do phù nề, làm tăng tuần hoàn máu.
Cách thực hiện:
Nhẹ nhàng xoa bóp các vùng bị phù bằng dầu ấm. Lặp lại nhiều lần trong ngày.
Bình luận của bạn