Mùa Đông không lạnh với đôi tất giữ nhiệt bằng... nước tiểu
"3 không" khi cho trẻ dùng miếng giữ nhiệt mùa lạnh
Áo giữ nhiệt: Người tiêu dùng "tẩu hỏa nhập ma"
Cách giữ nhiệt cho trẻ em trong mùa lạnh
Phích nước Trung Quốc... không có tác dụng giữ nhiệt
Theo Trường Đại học UWE (University of the West of England) ở Bristol (Anh), các tế bào nhiên liệu vi khuẩn thu nhỏ (MFCs) đã được “tích hợp” vào một đôi tất. Khi người sử dụng bước đi, nước tiểu của họ được bơm, nạp nhiên liệu cho các tế bào và cung cấp điện cho thiết bị không dây và truyền tín hiệu cho máy tính để bàn.
Trường UWE cho rằng các tế bào này có chứa vi khuẩn “tạo ra điện từ các dung dịch thải ra”.
“Công trình này mở ra khả năng sử dụng chất thải để cung cấp năng lượng cho các thiết bị điện tử di động có thể đeo được", Loannis Leropoulos thuộc Trung tâm Năng lượng Sinh học Bristol tại UWE nói.
“Các nghiên cứu gần đây cho thấy khả năng phát triển một hệ thống dựa trên công nghệ MFC có thể đeo được và truyền đến các kết nối của con người trong tình huống khẩn cấp" Leropoulos nói.
UWE cho rằng công nghệ này là “hệ thống tự cung cấp nhiên liệu đầu tiên được chạy bằng thiết bị năng lượng có thể đeo được dựa trên công nghệ tế bào nhiên liệu vi khuẩn.”
Tài liệu mô tả hệ thống này đã được xuất bản tại tạp chí Bioinspiration and Biomimetics.
Leropoulos chia sẻ rằng họ đã nạp năng lượng cho một điện thoại di động bằng MFC sử dụng nhiêu liệu từ nước tiểu và các nhà nghiên cứu đang xem xét khả năng ứng dụng thành công này vào công nghệ có thể đeo được.
"Chúng tôi muốn hệ thống này có thể đủ tự cung tự cấp, chạy hoàn toàn bằng điện từ con người - sử dụng nước tiểu làm nhiên liệu và hành động bước chân để bơm nhiên liệu," anh nói.
Bình luận của bạn