Thời gian gần đây, rất nhiều độc giả phản ảnh về tình trạng "tắc đường" khi đến Bệnh viện 354 (Bộ Quốc
phòng) mua thuốc Bivina. Đây là loại thuốc đặc trị bệnh dạ dày có tên là Bình Vị Nam do Cơ sở sản
xuất thuốc y học cổ truyền Khoa Dược, Bệnh viện 354 (Tổng cục Hậu cần) sản xuất.
Trong viện: Xếp hàng, có chứng minh thư mới được mua
thuốc
Chiều 20/1, phóng viên có mặt tại Bệnh viện 354, tiếp cận khu vực bán thuốc Bivina của bệnh viện, mới cảm nhận được sức "nóng" khi người dân phải xếp 2 - 3 hàng dài, chờ đợi đến lượt.
Theo nhiều người, họ tới đây mua thuốc - không biết có phải "thần
dược" hay không, mà nghe đồn thuốc trị bệnh hiệu quả chỉ trong vài liều sử dụng. Thậm chí, có nhiều
người mất công đi hàng trăm cây số, chỉ để đến bệnh viện mua 2 gói thuốc Bivina.
... còn ở bệnh viện 354, người bệnh phải xếp hàng mua thuốc
Điều đáng nói là rất nhiều người vượt cả trăm cây số, đợi nửa
ngày, vẫn phải về tay không vì không biết khi mua thuốc phải trình chứng minh thư nhân dân. "Tôi đi
từ Hải Phòng lên đây mua thuốc, lên đến Hà Nội phải mất gần 100.000 đồng đi xe ôm đến bệnh viện,
nhưng xếp hàng rồi, tôi mới biết phải có chứng minh thư mới mua được thuốc", một người mua thuốc
cho biết.
Không chỉ có vị khách hàng này mà nhiều người khác cũng bức xúc:
"Chúng tôi mua thuốc mất tiền, chứ có xin đâu, từ xưa đến nay tôi chưa thấy ở đâu đến mua thuốc
phải trình chứng minh thư cả". Chưa kể, lượng thuốc khi bán ra rất hạn chế, mỗi người khi đến mua
chỉ được mua 2 gói, muốn mua thêm cũng không được.
Ngoài cổng: Cò thuốc bán tràn lan
Quan sát của PV cho thấy,một thực tế đối lập hoàn toàn đang diễn ra ở bên trong bệnh viện 354 và ngoài cổng. Chỉ một khoảnh đất chia cắt rất trừu tượng mà chứa đựng thực tế khó hiểu rằng, "cò thuốc" dày đặc và rao bán thuốc Bivina nhãn mác giống hệt như thuốc của bệnh viện sản xuất, với số lượng không hạn chế.
So sánh nhãn mác hai gói thuốc Bivina trong và ngoài bệnh viện.
Nhìn 2 gói thuốc của bệnh viện (bên trái) của đầu nậu (bên phải) khác hẳn nhau.
Khi có trong tay 2 gói thuốc này, phóng viên so sánh thì được
biết, tuy các thông số trên bao bì là giống nhau nhưng bao bì và đặc điểm nhận dạng có rất nhiều
điểm nghi vấn như: vỏ bao bì ở ngoài có màu tối hơn loại ở trong bệnh viện, các ký hiệu, chữ số,
thông số ngoài bao bì đều mờ hơn loại ở trong bệnh viện…
Câu hỏi được nhiều người đặt ra: Có phải thuốc được bán ở ngoài
cổng viện là thuốc giả, thuốc nhái? Còn nếu là thuốc thật, thì có hay không việc móc nối giữa cò
mồi và bệnh viện để đưa thuốc ra ngoài bán. Vì trong viện chỉ được mua tối đa 2 gói/lần. Một người
nếu xếp hàng mua thuốc thì hết 1 buổi cũng chỉ mua được 4 gói. Vậy làm sao "cò" có nhiều thuốc để
bán đến vậy? Điều này cũng đặt ra vấn đề trách nhiệm của bệnh viện trong việc quản lý thuốc.
Sự việc đang xảy ra ở bệnh viện 354 đang
khiến người bệnh bức xúc và làm người bệnh mất niềm tin vào hệ thống bệnh viện nói
chung.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin
Bình luận của bạn