Người tiêu dùng nên cân nhắc trước khi sử dụng Tylenol
Johnson & Johnson bị tẩy chay tại Mỹ
Tylenol có thể gây nổi mẩn, bỏng rộp
Nước sinh hoạt nhiễm kim loại: Dân lo cứ lo nhưng vẫn phải dùng
Tập đoàn sữa Fonterra ngừng hoạt động tại Sri Lanka
Họ cũng thừa nhận đã không có hành động khắc phục sau khi phát hiện các hạt kim loại (bao gồm niken, sắt và crom) có trong các lọ thuốc Tylenol và Motrin dành cho trẻ em. Công ty đồng ý trả 25 triệu USD để giải quyết vấn đề này.
Bộ trưởng Tư pháp khẳng định sẽ tiếp tục theo sát công ty McNeil trong quy trình sản xuất, đặc biệt là thuốc OTC (thuốc không cần đơn) cho trẻ em.
McNeil là một chi nhánh của Johnson & Johnson ở New Brunswick, New Jersey, hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Từ nay 2009, họ đã vấp phải khó khăn với những sản phẩm bị thu hồi.
Trong tháng 5/2009, một người tiêu dùng đã phàn nàn về các đốm đen bên trong chai Tylenol cho trẻ em. Ngay sau đó công ty McNeil cũng tìm thấy những hạt kim loại trong quá trình sản xuất thuốc nhưng họ vẫn không dừng lại hành động đó mà vẫn tíếp tục làm. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ ngay lập tức đã khuyến cáo người tiêu dùng nên ngưng sử dụng thuốc.
Trong năm 2010, Johnson & Johnson phải đưa ra lệnh thu hồi hàng loạt thuốc Tylenol cho trẻ sơ sinh, thuốc Motrin và các loại thuốc không kê đơn khác cho trẻ em và người lớn trẻ được sản xuất tại Fort Washington, Pennsylvania (Mỹ). Việc thu hồi các sản phẩm giữ sử dụng rộng rãi như Tylenol trẻ em khỏi các kệ hàng dược đã làm cho hình ảnh của Johnson & Johnson bị hoen ố nghiêm trọng.
Trong năm 2010, doanh thu của Johnson & Johnson đã bị giảm hơn 19%, tương đương với 900 triệu USD.
Carol Goodrich, phát ngôn viên của McNeil Consumer Healthcare, cho biết: "Cùng với việc thừa nhận tội lỗi của mình, McNeil đã đóng lại những lùm xùm về chất lượng thuốc. Từ trước đó, McNeil cũng đã được thực hiện và giám sát chất lượng tiêu chuẩn nâng cao trên toàn bộ doanh nghiệp của mình để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất".
Bên cạnh đó, McNeil cũng nhất trí với các biện pháp an toàn hơn trước khi mở lại cơ sở ở Fort Washington.
Năm 1982, Tylenol là một trong những loại thuốc không cần kê đơn bán chạy nhất nước Mỹ, với hàng trăm triệu người sử dụng. Chỉ riêng loại thuốc giảm đau này đã chiếm tới 19% lợi nhuận của tập đoàn Johnson & Johnson trong 3 quý đầu năm 1982. Tylenol cũng đứng đầu thị trường với 37% thị phần, nhiều hơn cả 4 loại thuốc giảm đau đứng sau cộng lại.
Tuy nhiên, năm 1982, một kẻ ác ý đã thay thế những viên nang Tylenol Extra-Strength bằng những viên thuốc tẩm độc cyanua, sau đó mang chúng trà trộn vào những kệ thuốc của các cửa hàng dược phẩm ở thành phố Chicago.
Khi những viên thuốc độc này được phát tán, 7 người đã tử vong. Johnson & Johnson, công ty mẹ của nhà điều chế thuốc Tylenol, bất ngờ rơi vào tình cảnh "tình ngay lý gian" khi phải giải quyết khủng hoảng này.
Bình luận của bạn