Ban tổ chức trao giải cho các tập thể đạt giải trong cuộc thi kể chuyện bằng hình ảnh "Con gái thật tuyệt" trên mạng xã hội (ảnh giadinh.net)
Hoàn trả giới tính thật bằng kỹ thuật Việt
Báo chí gây mất cân bằng giới tính?
9 câu hỏi kỳ quặc về giới tính
20 phòng khám cam kết không công bố giới tính thai nhi
MCBGTKS hậu quả của tình trạng phân biệt giới
Cũng theo bà Astrid Bant, số quốc gia có hiện tượng MCBGTKS không nhiều nhưng hậu quả của tình trạng phân biệt giới thì hêt sức nghiêm trọng. Điều này đã ảnh hưởng lớn tới 2 quốc gia lớn trong khu vực là Trung Quốc và Ấn Độ, dự báo năm 2060 cứ 100 phụ nữ thì có 160 nam giới Trung Quốc và Ấn Độ đến độ tuổi kết hôn.
Cũng tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Tân - Phó Tổng Cục trưởng Phụ trách Tổng Cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế cho biết, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) của Việt Nam tuy xuất hiện muộn nhưng tốc độ gia tăng nhanh hơn, diễn ra ở cả thành thị và nông thôn. Tỷ suất giới tính khi sinh có hiện tượng tăng bất thường, nếu như năm 2015 là 112,8/100 thì 6 tháng đầu năm 2016 tỷ lệ này đạt mức 113,4/100 tương đương cứ 100 bé gái được sinh ra thì có hơn 113 bé trai cũng ra đời và đang tiếp tục tăng.
Theo bà Astrid Bant, nguyên nhân cốt lõi của vấn đề MCBGTKS là sự bất bình đẳng giữa nam và nữ. Tình trạng lựa chọn giới tính thai nhi trước khi sinh trở nên nghiêm trọng hơn do tâm lý thích sinh con trai hơn con gái của nhiều gia đình Việt. Do đó, giải pháp của vấn đề không phải là chỉ tập chung vào giải quyết hiện tượng, chẳng hạn như cấm siêu âm hay phá thai lựa chọn giới tính mà cần nhìn nhận vấn đề trong bối cảnh rộng lớn hơn khi con trai luôn được coi trọng hơn con gái.
Cần trao quyền cho trẻ em gái
Để thay đổi quan niệm xã hội và xây dựng một xã hội để tất cả phụ nữ và trẻ em gái đều có quyền và cơ hội bình đẳng như nam giới, theo bà Astrid Bant cần phải có chung tay vào cuộc của tất cả các Bộ, ban, ngành, gia đình, nhà trường và cộng đồng. Ngoài ra, cần thiết phải cải thiện khuôn khổ luật pháp liên quan đến bình đẳng giới bởi vì chính luật pháp và chính sách sẽ tác động tới hành vi của người dân. Cũng theo bà Astrid Bant Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong công tác bước đầu giải quyết vấn đề MCBGTKS.UNFPA khẳng định cam kết mạnh mẽ trong việc chung tay cùng Việt Nam và hỗ trợ hết sức có thể tại cấp quốc gia cũng như địa phương nhằm chấm dứt hiện tượng này.
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ y tế đã phối hợp với các bộ, ban, ngành, đoàn thể các tổ chứ quốc tế đẩy mạnh các hoạt động truyền thông giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi trong nhân dân về thúc đẩy bình đẳng giới, tích cực giảm thiểu MCBGTKS. Trong đó đã tổ chức một số hoạt động tiêu biểu như hưởng ứng, phát động cuộc thi “Con gái thật tuyệt”, phát động cuộc thi viết “tìm hiểu về MCBGTKS”ở Sơn La…
Tại buổi tổng kết, Tổng cục DS-KHHGĐ đã tổ chức trao giải cuộc thi Kể chuyện bằng hình ảnh “Con gái thật tuyệt” trên mạng xã hội. Theo đó, sau hơn 2 tháng phát động (5/9 - 15/11/2016), cuộc thi đã thu hút trên 15.000 bài tham dự và gần 30 triệu lượt người hưởng ứng. Kết quả, có 10 tập thể và 10 cá nhân xuất sắc vinh dự giành giải thưởng. Ngoài ra, Ban tổ chức trao 2 giải phụ cho Bài viết cảm động nhất và Bài viết ấn tượng nhất của cuộc thi.
Bình luận của bạn