Yếu tố nguy cơ của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD
Cơ hội khám hen phế quản và COPD miễn phí tại Hà Nội!
Mắc COPD, làm gì để tránh triệu chứng bùng phát?
Điều trị bệnh phổi bằng kỹ thuật mới: Cấy dây cuộn
Bệnh phổi COPD: “Kẻ sát nhân” không nhiều người biết mặt
Ô nhiễm không khí trong nhà
Ô nhiễm không chỉ là tình trạng ngoài trời, ô nhiễm không khí trong nhà cũng có thể làm tăng nguy cơ của bệnh COPD. Tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà có thể bắt nguồn từ bụi, bếp gas, hóa chất... Đây là lý do tại sao bạn nên sử dụng các loại quạt thông gió trong nhà để hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí.
Khói thuốc
Chúng ta đều biết rằng, thuốc lá gây hại nghiêm trọng tới phổi. Tuy nhiên, không nhiều người biết rằng khói thuốc có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về phổi. Những người tiếp xúc với khói thuốc trong thời gian dài có nhiều khả năng có vấn đề về hô hấp và các bệnh về đường hô hấp như COPD.
Nhiễm trùng do vi khuẩn và virus
Nhiễm trùng do vi khuẩn và virus là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc bệnh COPD. Tình trạng nhiễm trùng cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh COPD.
Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí có thể làm cho tình trạng bệnh COPD trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, bạn nên hạn chế đi ra ngoài, đặc biệt là những nơi có mức độ ô nhiễm không khí cao. Bạn cũng đừng quên sử dụng các loại khẩu trang y tế để hạn chế tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm.
Rủi ro nghề nghiệp
Rủi ro nghề nghiệp cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh COPD, đặc biệt là nếu bạn làm việc trong các công ty xi măng, hoặc amiăng. Nếu công việc của bạn liên quan đến việc tiếp xúc thường xuyên với khói hóa chất, bụi... thì bạn cần thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa an toàn để hạn chế nguy cơ bệnh COPD.
Bình luận của bạn