Trẻ bị nấm miệng phải làm sao?

Nấm miệng là bệnh thường gặp ở trẻ

Nấm miệng, lưỡi trắng bợt dùng TPCN có ăn thua?

Nấm miệng: Biết để phòng tránh

Chăm sóc trẻ tướt mọc răng như thế nào?

Mẹ cần biết - Những lưu ý chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè

GS.TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy - Trưởng Bộ môn Nhi, Đại học Y Hà Nội, trả lời:

Chào bạn!

Nấm miệng là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ em, thường xuất hiện khi hệ thống miễn dịch và sức đề kháng của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Hơn nữa do trẻ ở lứa tuổi nhỏ nên rất khó  chăm sóc cho sức khoẻ răng miệng. Nấm miệng do nấm gây ra nên có thể điều trị tại chỗ cho trẻ bằng thuốc kháng nấm, đồng thời tăng cường vệ sinh răng miệng cho trẻ.

Đối với đa số trẻ em bị nấm miệng, chỉ cần dùng thuốc điều trị tại chỗ là có thể điều trị thành công, chỉ một số hiếm trường hợp phải dùng thuốc uống tác dụng toàn thân như những trường hợp không đáp ứng thuốc kháng nấm bôi tại chỗ và đối với những bé bị suy giảm hệ miễn dịch. 

Mặc dù một số trẻ bị nấm miệng được điều trị đúng thuốc, đủ thời gian nhưng sau đó hay bị tái phát, hay kéo dài là do bị tái nhiễm từ các dụng cụ sinh hoạt có nhiễm nấm Candida chưa được làm sạch hoặc từ  các vật dụng có nhiễm nấm như núm vú giả, bàn chải, đồ chơi.

Trẻ còn bú mẹ bị tái nhiễm có thể do núm vú mẹ mang nấm Candida (núm vú mẹ đau, rát, bỏng, ngứa hay xuất hiện ban màu hồng...), khi đó nên bôi thuốc chống nấm lên núm vú của mẹ.

Chúc bé nhà bạn hay ăn chóng lớn!

Thùy Trang H + (ghi)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị