Ngộ độc nấm, gia đình 9 người chỉ còn 1 người sống sót

Ngộ độc nấm, gia đình 9 người chỉ còn 1 người sống sót

Hội chứng bàng quang tăng hoạt: Bạn có nguy cơ cao mắc bệnh?

5 lý do bạn nên uống dầu cá mỗi ngày

Có những dấu hiệu sau nên đến gặp bác sỹ ngay để cứu gan của bạn

11 tục lệ lạ lẫm trong ngày Valentine ở các nước

Thống kê mỗi năm, Trung tâm Chống độc tiếp nhận và điều trị hàng trăm ca ngộ độc nấm, con số tử vong cũng khoảng vài chục người. Điều trị ngộ độc nấm chủ yếu bằng các biện pháp hồi sức cấp cứu, giải độc với chi phí tốn kém nhưng tỉ lệ tử vong vẫn cao.

Theo TS. Dũng, ngộ độc nấm thường xảy ra ở một số tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số có hoàn cảnh rất khó khăn. Mặc dù trong những năm qua, các bác sĩ đã lên tiếng cảnh báo trên các phương tiện truyền thông đại chúng rất nhiều lần song thông tin đến bà con vùng xa vẫn rất khó khăn, họ hầu như ít hoặc chưa hề được tiếp cận thông tin về các loại nấm gây độc.

Bên cạnh đó, do tập quán đi rừng hái rau, nấm về ăn, bà con hái phải nấm hoang dại, có độc, nên khi ăn thường cả gia đình đều bị ngộ độc. Có những hậu quả hết sức nặng nề, hơn một nửa gia đình hoặc thậm chí gần như cả nhà bị chết vì ngộ độc nấm.

TS. Dũng dẫn chứng, trước năm 2009, khi chưa có nhiều can thiệp truyền thông về ngộ độc nấm thì tình trạng ngộ độc rất nhiều, có gia đình 9 người bị ngộ độc nấm thì chết đến 8, chỉ có duy nhất một người sống sót. Từ thực tế đáng buồn đó, các bác sĩ chống độc đã phải lặn lội đến tận bản làng miền núi xa xôi để tuyên truyền cho người dân bằng trực tiếp các loại nấm độc tìm trên địa bàn chứ không chỉ trên hình vẽ. Do các loại nấm có thể có độc chất giống nhau nhưng hình thái khác nhau, đòi hỏi các cán bộ y tế phải xuống tận địa bàn tìm hiểu và phổ biến cho người dân mắt thấy tai nghe.

Sau nhiều năm truyền thông trực tiếp, tỉ lệ bệnh nhân ngộ độc nấm và tử vong đã giảm hẳn. Từ chỗ 81 người ngộ độc (2003-2009) xuống còn 12 người (2009-2014); số người chết do ngộ độc nấm chỉ có 1 người.

Nấm bình thường là một loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng và được sử dụng khá phổ biến. Vậy tại sao nấm hoang dại lại độc đến vậy? Trăn trở với những suy nghĩ đó, các chuyên gia đã nghiên cứu, tìm hiểu về các loại nấm chứa độc và phát hiện ra 13 loại nấm có thể gây độc tại Cao Bằng – địa bàn miền núi trước đây có nhiều người ngộ độc nấm. “Chúng tôi đã thu thập các mẫu nấm độc này, mang về xét nghiêm, thử nghiệm trên thỏ, rồi giải phẫu, phân tích các cơ quan phổi, gan, thận, nách… xem tổn thương do nấm độc gây ra như thế nào và tại sao con người lại chết vì ngộ độc nấm nhanh đến thế”- TS. Dũng chia sẻ.

Theo TS. Dũng, trong một số loại nấm độc có nấm tán trắng chứa độc tố amatoxin gây độc khá nguy hiểm, còn lại cũng có một số loại nấm khác chỉ gây rối loạn tiêu hóa, bệnh nhân dễ qua khỏi nếu được cấp cứu kịp thời.

“Nhóm nấm độc mà triệu chứng gây độc xuất hiện muộn sau 6 giờ đồng hồ khi ăn nấm thì thường “kinh khủng” nhất, gây tổn thương gan, rối loạn đông máu, người bệnh dễ chết trong tình trạng suy đa phủ tạng. Với các loại nấm gây ngộ độc trước 6 giờ đồng hồ thường chỉ gây triệu chứng ngộ độc nôn, rối loạn tiêu hóa"- TS. Dũng cho hay.

Cẩn trọng với “nấm mọc sau mưa”

Mùa xuân với thời tiết ấm, ẩm rất thuận lợi cho các loại nấm phát triển và đây cũng là thời điểm thường xảy ra các vụ ngộ độc nấm. Với tập quán đi rừng, bà con vùng núi thường hái rau quả trên rừng về ăn, trong đó có nấm mọc dại.

Tuy nhiên, theo TS. Dũng, người dân hãy hết sức thận trọng với các loại nấm mọc hoang dại trong rừng sau mỗi đợt mưa xuân vì rất dễ hái phải nấm độc về ăn. Giai đoạn tháng 4, tháng 5 hàng năm thường có nhiều người ngộ độc nấm nhập viện cấp cứu chính vì lý do này.

Nhiều người cho rằng, chỉ cần dựa vào kinh nghiệm bản thân, hoặc nhìn các loại nấm “nếu côn trùng ăn được thì người ăn sẽ không ngộ độc”, song trên thực tế các bác sĩ Trung tâm Chống độc đã từng cấp cứu cho bệnh nhân bị ngộ độc nấm dù nấm đó đã bị kiến đục khoét và côn trùng khác ăn.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin