Ngộ độc rượu giết chết 6 người mỗi ngày

6 người Mỹ chết vì tình trạng ngộ độc rượu

Cảnh báo thuốc trị ung thư docetaxel gây hội chứng ngộ độc rượu

Huế: Thanh niên tử vong sau ngộ độc rượu ốc

Cuba: 47 người thương vong do ngộ độc rượu

Ngộ độc rượu "rởm"

"Các trường hợp tử vong do ngộ độc rượu như một tiếng chuông báo động về lam dụng rượu bia. Đây là nguyên nhân gây tử vong có thể ngăn chặn được hàng đầu tại Mỹ", Ileana Arias  - Phó Giám đốc CDC cho biết.

Báo cáo của CDC cho thấy ngộ độc rượu là nguyên nhân của hơn 2.200 trường hợp tử vong tại Mỹ mỗi năm. 75% trong số đó là người trưởng thành từ 35 – 64 tuổi và phần lớn là đàn ông da trắng.

Tỷ lệ tử vong do ngộ độc rượu cũng khác nhau ở từng bang, thấp nhất là ở bang Alabama (5,3 phần triệu), cao nhất là ở bang Alaska (46,5 phần triệu). Minnesota, Nam Dakota, Wyoming, Colorado, Utah, Arizona, New Mexico, Oklahoma và Oregon là những bang đứng đầu danh sách có tỷ lệ tử vong cao. Các bang Texas, Louisiana, Mississippi, Alabama, Florida có tỷ lệ tử vong thấp nhất.

Theo CDC, ngộ độc rượu là tình trạng xảy ra khi uống quá nhiều rượu trong một thời gian ngắn. Khi một lượng lớn rượu được hấp thu vào cơ thể, chức năng kiểm soát hơi thở, nhịp tim và nhiệt độ cơ thể của não bộ có thể bị “tắt” đột ngột và dẫn đến tử vong. Ngộ độc rượu cũng có thể xảy ra khi vô tình ăn sản phẩm gia dụng có chứa rượu.

Nghiện rượu là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến tử vong do ngộ độc rượu (30%).

Triệu chứng ngộ độc rượu

Người bị ngộ độc rượu cần sự trợ giúp về y tế ngay lập tức

- Lẫn lộn

- Ói mửa

- Động kinh, co giật

- Thở chậm (ít hơn tám hơi thở một phút)

- Thân nhiệt thấp, da xanh xao, bất tỉnh

Người bị ngộ độc rượu nếu bất tỉnh hoặc không thể đánh thức sẽ có nguy cơ tử vong cao. Ngay cả khi người đó ngừng uống rượu, rượu vẫn sẽ ngấm vào máu và nồng độ rượu trong máu vẫn tiếp tục tăng lên. Nếu nghi ngờ có người bị ngộ độc rượu, cần gọi cấp cứu ngay lập tức. Trong khi chờ xe cứu thương tới, bạn không nên cố gắng để làm cho người đó nôn ra. Người bị ngộ độc rượu có phản xạ kém vì thế họ có thể bị sặc chất nôn của chính mình. Chất nôn bị hít vào phổi có thể gây chấn thương phổi hoặc tử vong.

Yếu tố nguy cơ

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc rượu, bao gồm:

- Tuổi: Đa số trường hợp tử vong do ngộ độc rượu xảy ra ở người 45 – 54 tuổi.

- Giới tính: Nam giới có nguy cơ cao hơn phụ nữ, tuy nhiên khoảng cách này đã thu hẹp trong những năm gần đây.

- Trọng lượng: Cơ thể nhỏ hơn sẽ hấp thụ rượu nhanh hơn và dễ bị ngộ độc hơn.

- Sức khỏe tổng thể: Bị bệnh tim mạch hoặc đái tháo đường.

- Dạ dày rỗng khi uống rượu sẽ làm rượu hấp thu vào máu nhanh hơn

- Đang uống thuốc, kể cả theo toa và không theo toa.

Để phòng tránh ngộ độc rượu, cách tốt nhất là hạn chế uống. Trong trường hợp bắt buộc, bạn nên ăn một chút cơm trước khi "nhập tiệc" hoặc dùng thực phẩm chức năng giải rượu để làm giảm tác hại của rượu.

Cơ quan Y tế quốc gia Anh khuyến cáo liều lượng rượu như sau:
- Nam giới: Không nhiều hơn 3 – 4 đơn vị/ngày.
- Nữ giới: Không nhiều hơn 2 – 3 đơn vị/ngày.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), một đơn vị uống chuẩn chứa 10g cồn, tương đương với 1 chén rượu mạnh (40 độ, 30ml); 1 ly rượu vang (13,5 độ, 100ml); 1 vại bia hơi (330ml); 2/3 chai hoặc lon bia (330ml).
Kim Chi H+ (Theo WebMD, NIH)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin