Hạt điều có chỉ số đường huyết thấp hơn rất nhiều các thực phẩm khác
Bùi, béo, bổ cùng hạt điều
Chết vì ăn hạt điều
Sữa chua: Ngừa đái tháo đường hiệu quả
Báo động gia tăng đái tháo đường ở trẻ
Thay đổi lối sống để phòng chống đái tháo đường
Đây là kết quả nghiên cứu của Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM về dinh dưỡng trong hạt điều với người Việt Nam độ tuổi 20 - 30. Thông tin được bà Đỗ Thị Ngọc Diệp - Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM đưa ra tại diễn đàn “Giá trị hạt điều Việt Nam”, tổ chức ngày 1/12 tại TP.HCM.
Các loại thực phẩm thông thường có chỉ số đường huyết cao hơn nhiều so với hạt điều như xôi (chỉ số đường huyết lên tới 79%), gạo lứt (63%), bánh mì (55%), cơm gạo tấm (53%), bún (51%),...
Đặc biệt, khoảng 80% lượng chất béo trong nhân hạt điều là các chất béo chưa bão hòa, chủ yếu là acid béo Oleic (chất béo có lợi cho tim mạch). Oleic được khuyến nghị như một nguồn cung cấp năng lượng để thay thế các chất béo bão hòa (chất béo “xấu”) hoặc thay thế nguồn bột đường trong chế độ ăn của người có rối loạn mỡ máu, bệnh tim mạch hay người bị đái tháo đường.
Hạt điều có thể được chế biến thành TPCN phòng bệnh
Nhân hạt điều giàu năng lượng hơn các thực phẩm khác như ngũ cốc, thịt, cá… Tính trên 100gr, nhân điều cung cấp 550 - 600 kcal, trong khi ngũ cốc chỉ cung cấp 300 - 350kcal, nhóm thịt cung cấp 150 - 200kcal. Thành phần đạm trong nhân điều chiếm tới 18 - 20% khối lượng, tương đương với lượng đạm trong thịt, cá.
Tuy nhiên, theo bà Đỗ Thị Ngọc Diệp, hầu hết người Việt Nam vẫn chưa biết hết công dụng khi sử dụng hạt điều. Đa số chỉ dùng hạt điều như một thức ăn chơi chứ chưa coi như một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có thể phòng ngừa các bệnh mạn tính không lây như tim mạch, đái tháo đường… là những căn bệnh đang ngày càng lan rộng trên toàn thế giới.
Bình luận của bạn