Người bại liệt có thể điều khiển xe lăn nhờ... xuyên lưỡi

Các nhà khoa học tin rằng, phương pháp này có thể thay đổi được sự tương tác giữa người bệnh với thế giới sau khi bị bệnh tê liệt.

Đó là sự điều khiển của một nam châm nhỏ xíu được xỏ vào lưỡi, nam châm chứa các cảm biến dò tìm và chuyển đổi thành các lệnh cho phép người bệnh có thể kiểm soát một loạt các hành vi.

Các nhà khoa học Mỹ cho biết, họ đã khai thác các chức năng thần kì của lưỡi và sự phát hiện này cũng đã được giới thiệu trên tờ tạp chí y học nổi tiếng Science Translational Medicine.

Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Georgia đã tạo nên sự thay đổi lớn chuyển từ cơ thể con người sang xe lăn thông qua bộ phận đặc biệt là “lưỡi”.

Một phần lớn của não bộ là dành riêng cho việc điều khiển lưỡi bởi vì vai trò của lưỡi trong cơ thể con người là rất quan trọng.Trong khi các cơ quan khác lại bị ảnh hưởng bởi chấn thương cột sống thì lưỡi lại không ảnh hưởng, bởi lưỡi liên kết riêng của mình với não.


Công nghệ "xuyên lưỡi" cho người bại liệt điều khiển xe lăn

"Chúng tôi đang khai thác vào khả năng vốn có của lưỡi, đó là một phần tuyệt vời của cơ thể", tiến sĩ Maysam Ghovanloo nói với phóng viên BBC.

Một hạt nam châm được xuyên vào lưỡi có kích thước nhỏ như hạt đậu sẽ làm thay mọi thứ bệnh nhân muốn khi lưỡi chuyển động. Trong một thí nghiệm kiểm tra trên 23 người bình thường và 11 người bị liệt toàn thân, 6 vị trí trong miệng đã được lập trình để điều khiển xe lăn hoặc máy tính giống như chạm vào má trái sau đó chuyển sang bánh xe trái.

Trung bình, những người bị liệt tứ chi có thể yêu cầu thực hiện 3 lần khi đi nhanh và cùng 1 mức độ chính xác như với các công nghệ khác sẵn có trên thị trường.

Các nhà nghiên cứu tin rằng họ sẽ có thể dùng duy nhất một lệnh và bằng cách sử dụng sựkết hợp vị trí lưỡi sẽ tạo ra được những chỉ định “không giới hạn”.Bệnh nhân có thể gọi điện thoại, đổi kênh ti vi thậm chí là đánh máy.

Tiến sĩ Ghovanloo nói: "Mọi người sẽ có thể làm nhiều hơn thế và mọi việc đều hiệu quả." Ông cho biết thêm, các bệnh nhân đều được thử nghiệm tuy nhiên người già thì không bởi lưỡi của họ không còn tốt nữa.

Tại thời điểm này các thiết bị được giữ trong phòng thí nghiệm của trường đại học. Nhóm nghiên cứu đang cố gắng thiết kế các cảm biến sao cho phù hợp với răng để khi di chuyển trên đường chắc chắn hơn. Chính điều này sẽ khiến các nhà quản lí răng miệng của Mĩ chấp nhận và đưa ra thị trường một sản phẩm đắt tiền cho bệnh nhân.

Tiến sĩ Mark Bacon , Giám đốc nghiên cứu tại tổ chức từ thiện nghiên cứu cột sống, cho biết mục tiêu cuối cùng là tái sinh tủy sống nhưng sự hỗ trợ hàng ngày vẫn rất cần thiết”.

Ông nói với phóng viên BBC rằng: “Trong khi phương pháp này chỉ có lợi cho những bệnh nhân bị bệnh rối loạn chức năng thì chúng ta vẫn có thể nắm bắt được những những chuyển động phức tạp của lưỡi để điều khiển các thiết bị trợ giúp khác. Điều này có vẻ rất hữu ích cho chúng ta khám phá. Lưỡi có khả năng tiếp nhận các lệnh thông qua hành động của miệng, vì vậy, tại sao chúng ta không sử dụng những chuyển động lớn hơn để điều khiển các thiết bị trợ giúp này.

Chúng ta nên nhớ rằng, lưỡi còn đảm nhận một chức năng khác nữa, đó là ăn uống, nói chuyện vì vậy chúng ta cần phải có sự chú ý đặc biệt nhỡ đâu ai đó có thể nuốt nó vào trong miệng thì sao”.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn