Người bệnh thận mạn giai đoạn cuối cần lưu ý gì trong mùa dịch COVID-19?

Bộ Y tế khuyến nghị đối với những người bệnh thận mạn trong mùa dịch COVID-19 - Ảnh: Suckhoedoisong.vn)

Nga tặng 1.000 liều vaccine Sputnik V cho Việt Nam

Dịch COVID-19: Việt Nam thêm 2 ca mắc mới, gần 16.000 đã được tiêm vaccine

Chuyên gia WHO giải thích về tác dụng phụ của vaccine COVID-19

WHO phê duyệt gấp vaccine COVID-19 của Johnson & Johnson

Quan trọng nhất là hạn chế tiếp xúc, đồng thời phải điều trị duy trì, ổn định

Bộ Y tế vừa có Quyết định 1470/QĐ-BYT về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn điều trị, quản lý bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối trong dịch COVID-19”. Tài liệu này được áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cả nước.

Hướng dẫn có đưa ra các khuyến nghị cho người bệnh thận mạn giai đoạn cuối, trong đó, điều quan trọng nhất là người bệnh hạn chế tiếp xúc với người khác, đồng thời vẫn phải duy trì đều, ổn định chế độ điều trị hiện tại kết hợp với chế độ dinh dưỡng, luyện tập hợp lý, tránh căng thẳng… để tăng cường miễn dịch chống lại dịch COVID-19.

Người bệnh, người nhà cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo của Chính Phủ, Bộ Y tế, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố và chính quyền địa phương.

Bộ Y tế cũng khuyến nghị, nếu người bệnh có biểu hiện bất thường trong quá trình theo dõi tại nhà, người bệnh nên xin ý kiến tư vấn từ xa của nhân viên y tế ngay.

Khi tư vấn từ xa, người bệnh nên cung cấp đầy đủ thông tin cho nhân viên y tế về diễn biến bệnh và điều trị để có được những điều chỉnh tương đối phù hợp với thực tế bệnh.

Các phương tiện thông tin liên lạc có thể được sử dụng trong tư vấn từ xa bao gồm điện thoại, Viber, Zalo, Facebook... để tham vấn cán bộ y tế, hạn chế tiếp xúc trực tiếp. Bệnh nhân cần có đầy đủ địa chỉ, số điện thoại liên lạc khi cần của bệnh viện, hiệu thuốc của bác sỹ hoặc người thân.

Đặt lịch hẹn trước khi đến bệnh viện, không nên đến quá sớm

Khi bắt buộc phải đi khám, chữa bệnh, hoặc đến lịch tái khám, trước khi đến cơ sở y tế, người bệnh phải đặt lịch hẹn, không nên đến sớm trước lịch nhằm đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch bệnh.

Bộ Y tế cũng khuyến cáo những người bệnh cần thông báo trước cho đơn vị lọc máu bao gồm trung tâm, khoa, đơn vị thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng, nếu có diễn biến bệnh bất thường.

Người bệnh có biểu hiện sốt hoặc các triệu chứng liên quan đến COVID-19 phải thông báo trước cho đơn vị lọc máu trước khi đến. Người bệnh sẽ được đơn vị lọc máu hướng dẫn phòng, chống COVID-19 trước khi đến, khi đến người bệnh sẽ được tầm soát COVID-19 và đánh giá tại khu vực riêng biệt; Khuyến khích người bệnh, nếu có thể sử dụng phương tiện di chuyển riêng và đi một mình hoặc cùng người chăm sóc, nếu cần thiết khi đến đơn vị lọc máu.

Nguyên tắc chung đối với các cơ sở khám, chữa bệnh trong điều trị, quản lý bệnh thận mạn trong dịch COVID-19

Đại dịch COVID-19 là một thách thức đối với thực hiện dịch vụ chăm sóc thận (lọc máu, lọc màng bụng) tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệt là các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến tỉnh, trung ương - nơi tập trung các người bệnh nặng, người cao tuổi, người mắc bệnh nền, suy thận.

Hướng dẫn cũng chỉ rõ nguyên tắc chung đối với các cơ sở khám, chữa bệnh trong điều trị, quản lý bệnh thận mạn giai đoạn cuối trong dịch COVID-19. Cần bảo vệ các nhân viên y tế không bị mắc COVID-19 để các nhân viên y tế có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc, điều trị cho người bệnh.

Tại các cơ sở, cần bố trí khám bệnh, chữa bệnh để giảm thiểu thời gian người bệnh ở khu vực chờ đợi bằng cách: Lên lịch khám bệnh cụ thể, khuyến khích người bệnh không đến sớm, nhắn tin hoặc thông báo cho người bệnh khi bác sỹ đã sẵn sàng khám bệnh,...

Các bác sỹ, nhân viên y tế và các nhân viên khác phải được cập nhật kiến thức về dịch COVID-19, được thông báo về các nguy cơ lây nhiễm, các hướng dẫn từ Chính Phủ, Bộ Y tế, Sở Y tế và Bệnh viện về tình hình dịch tễ, nguy cơ và các giải pháp dự phòng và kiểm soát dịch COVID-19./

Lê Tuyết H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội