- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Người mắc bệnh đái tháo đường vẫn có thể thưởng thức một tô bún hoặc phở ngon lành
Thêm rau quả vào chế độ ăn cho người đái tháo đường type 2
Người bệnh đái tháo đường có ăn được quả chà là?
Vì sao người bệnh đái tháo đường đi tiểu nhiều lần trong ngày?
Bị tiền đái tháo đường: Tại sao bạn nên bổ sung quế?
Dược sỹ tư vấn:
Chào bạn,
Bún hay phở đều được làm từ bột gạo tẻ. Do đó, cũng giống như cơm, chúng chứa một lượng lớn carbohydrate (chất bột đường) dễ làm tăng đường huyết sau ăn. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn vẫn có thể thưởng thức một tô bún hoặc phở ngon lành mà không sợ tăng đường huyết sau ăn nếu áp dụng theo những mẹo sau đây:
- Trước khi ăn nên uống một ly nước lọc. Nó giúp bạn cảm thấy “no” hơn nên sẽ giảm khẩu phần ăn bún, phở xuống.
- Ăn kèm với nhiều rau và nên ăn rau trước. Bún, phở thường được ăn kèm với nhiều loại rau khác nhau như rau thơm, giá, dọc mùng… Rau chứa nhiều chất xơ sẽ làm hạn chế hấp thu đường trong bún, phở.
- Giảm lượng bún, phở và thay vào đó, tăng cường ăn nhiều chất đạm từ thịt nạc, cá, cua… (giảm một nửa lượng bún, phở và tăng gấp đôi chất đạm ăn kèm).
Nếu muốn đảm bảo đường huyết ổn định để ngăn ngừa biến chứng, chỉ quan tâm đến ăn uống thôi là chưa đủ. Bạn cần kết hợp với việc thay đổi lối sống lành mạnh, chăm vận động, hạn chế căng thẳng, lo nghĩ nhiều. Đặc biệt, nếu sử dụng kết hợp thêm các thảo dược thiên nhiên như lá Xoài, lá Neem, Quế chi, Mướp đắng, Hoàng bá, đường huyết của bạn sẽ được duy trì ổn định ngay cả lúc đói và lúc mới ăn xong. Điều đó cũng giúp bạn giảm bớt được nỗi bận tâm về vấn đề ăn uống khi mắc bệnh đái tháo đường.
Dược sỹ Lê Giang
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085
(*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh).
Bình luận của bạn