Người bị hội chứng nhốt trong tiềm thức đã có thể giao tiếp

Thiết bị giúp người bị hội chứng nhốt trong tiềm thức giao tiếp

Tai biến mạch máu não: Những điều cần biết

Phòng ngừa tai biến mạch máu não – không khó!

Trẻ em cũng có thể bị tai biến mạch máu não

7 bước phòng tai biến mạch máu não

Hội chứng nhốt trong tiềm thức chỉ những người hoàn toàn tỉnh táo về mặt nhận thức nhưng cơ thể bị liệt gần như toàn bộ (do tai biến mạch máu não), chỉ chuyển động được mắt. Trong khi đó, người bị chứng nhốt trong tiềm thức được cho là vẫn hiểu mọi chuyện diễn ra xung quanh.

Giờ đây, những người này có thể nói chuyện được nhờ hệ thống gồm hai thiết bị đọc trí não, kết hợp với miếng dán rung và nón điện cực để đo đạc tín hiệu não phát ra. 

Hội chứng này thường bị nhầm lẫn với sống thực vật -  tình trạng một người vừa thoát khỏi hôn mê nhưng không tỉnh hẳn mà rơi vào trạng thái mê man, không phản ứng trước những nỗ lực liên lạc, trong khi những người bị hội chứng nhốt trong tiềm thức vẫn hiểu mọi chuyện diễn ra xung quanh. Phát minh mang tính đột phá của GS. Owen sẽ giúp giải quyết vấn đề này.

Bộ não sáng khi trả lời câu hỏi: "Bạn đã kết hôn chưa?" ở người bị khóa trong tiềm thức (hình dưới)

“Có đến 1/5 số bệnh nhân bị chẩn đoán nhầm là người thực vật, cách tiếp cận mới cho thấy, con số trên thực tế có thể còn cao hơn chúng ta vẫn tưởng”, Lorina Naci - Đại học Western Ontario (Canada) nhấn mạnh.

Theo New Scientist, cho đến nay, máy chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI) là một trong những hy vọng hiếm hoi giúp người bị hội chứng nhốt trong tiềm thức có thể giao tiếp. Tuy nhiên, máy fMRI rất cồng kềnh và người bệnh chỉ có thể "giao tiếp" với các đơn từ cụ thể như "có" hoặc "không" khi... nằm bên trong cỗ máy.

Jean - Dominique Bauby, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Elle nổi tiếng đã chìm vào cơn hôn mê sâu và bị liệt hoàn toàn khi bước vào tuổi 43. Theo các bác sỹ, J.D.Bauby bị mắc hội chứng bị nhốt trong tiềm thức. Sợi dây liên kết duy nhất của ông với cuộc sống và những người xung quanh chính là những cái nháy mắt trái yếu ớt. Điều kỳ diệu là ông đã điều khiển đôi mắt và trí tưởng tượng phong phú để viết nên cuốn hồi ký nổi tiếng có tên "The Diving Bell and the Butterfly" (Chiếc áo lặn và con bướm).

Trợ lý giúp ông hoàn thành cuốn sách này chính là nữ y tá Claude Mendibil được Nhà xuất bản Robert Laffont cử tới. Cô có nhiệm vụ chỉ lần lượt các chữ cái trong bảng với quy ước: Một lần nháy mắt có nghĩa là có, hai nháy mắt là không và ghi lại. Với hơn 200.000 lần nháy mắt, cuốn sách 132 trang đã được hoàn thành và gây xúc động mạnh trên toàn thế giới. Hai ngày sau khi cuốn sách xuất bản, J.D.Bauby qua đời.
Kim Chi H+ (Theo Dailymail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn