Người đi bộ ngỡ ngàng khi bị phạt tiền ở đường trên cao

Nhiều người đi bộ vẫn "vô tư" đi vào đường chỉ dành riêng cho ô tô

5.000 người cùng cầu siêu cho các nạn nhân tai nạn giao thông

Bộ Giao thông vào cuộc điều tra nghi án nhận hối lộ

Hà Nội: Đảm bảo an toàn giao thông trong dịp lễ 2/9

Cứu sống mẹ con sản phụ bị tai nạn giao thông

Sơ cứu chấn thương cho người bị tai nạn giao thông

Mặc dù đã có biển báo cấm người đi bộ, xe đạp và xe máy không được đi vào đường vành đai III trên cao, tuy nhiên thời gian qua rất nhiều người đã “phớt lờ” biển cấm, cố tình đi lên đường, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn, bởi tuyến đường này chỉ dành riêng cho ô tô đi với tốc độ khá lớn.

Chiều 14/11, theo ghi nhận tại tất cả các vị trí đường dẫn lên xuống ở đường vành đai III trên cao thuộc địa bàn quân Thanh Xuân (Hà Nội) đều có lực lượng chức năng cắm chốt, nhằm ngăn chặn người đi bộ, xe máy và xe đạp đi vào tuyến đường này. Nhiều trường hợp cố tình đã bị lực lượng chức năng tiến hành xử lý.

Theo quan sát, rất nhiều người đi bộ và người đi xe máy vẫn “vô tư” đi vào đường chỉ dành riêng cho ô tô này. Khi bị lực lượng chức năng nhắc nhở, nhiều người đã nghiêm chỉnh chấp hành. Tuy nhiên cũng có trường hợp thấy bóng dáng lực lượng chức năng là vội vã bỏ chạy.

Đa số người dân lên đường vành đai III để đón xe về quê

Đại úy Hoàng Điệp - Công an phường Thanh Xuân Nam (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: “Biển cấm đã có nhưng nhiều người đi bộ tỏ ra vẫn chưa biết quy định này, chúng tôi vừa xử lý, nhưng chủ yếu là nhắc nhở. Người đi bộ vi phạm an toàn giao thông chủ yếu là người dân ngoại tỉnh như lao động tự do, học sinh, sinh viên… Họ lên đó là để đón xe về quê. Nhưng cũng có người sống ở địa bàn này, nhà họ gần đây nên họ nghĩ lên đó đón xe cho tiện...”.

Em Đinh Văn Quyết (SN 1996), quê Hà Nam, khi bị lực lượng chức năng lập biên bản xử lý vì lỗi cố tình đi vào đường cấm, bị tạm giữ chứng minh thư nhân dân, mức phạt 100.000 đồng, vẫn còn tỏ ra rất ngỡ ngàng: “Em thấy rất bất ngờ, em chưa biết tới quy định này, tại nhiều lần đi em không quan sát biển cấm. Qua lần này em sẽ rất nhớ và không bao giờ tái phạm nữa”.

Thiếu tá Nguyễn Thắng Toàn cho biết: “Trên địa bàn quận Thanh Xuân có 6 điểm lên xuống tuyến đường vành đai III trên cao. Bắt đầu từ 1/11/2014, chúng tôi tăng cường kiểm soát, phối hợp với các đơn vị chức năng tiến hành tuyên truyền nhắc nhở và đã xử lý nhiều trường hợp là người đi xe máy, xe đạp và người đi bộ đi vào tuyến đường cấm này. Từ ngày 5/11 - 12/11/2014, chúng tôi đã xử phạt hành chính 33 trường hợp người đi bộ, mỗi trường hợp là 100.000 đồng. Ngoài ra, người điều khiển xe máy chúng tôi cũng xử lý tương đối nhiều”.

Lượng lượng chức năng yêu cầu các phương tiện tham gia giao thông chấp hành đúng theo biển báo

Thiếu tá Toàn thông tin thêm, người đi bộ khi vi phạm nếu bị xử lý sẽ tiến hành lập biên bản và tạm giữ chứng minh thư nhân dân. Sau đó hướng dẫn họ về kho bạc nộp phạt, mới được nhận lại chứng minh thư. Mức phạt áp dụng cho người đi bộ là 100.000 đồng/người, xe máy là 300.000 đồng/xe và tạm giữ xe 1 tháng.

“Chúng tôi tăng cường đến hết 31/12/2014, sau đó vẫn tiếp tục duy trì. Lực lượng chức năng của chúng tôi sẽ cắm chốt tại các vị trí đó từ 6h – 24h hàng ngày. Ngoài ra, chúng tôi cũng tổ chức viết bài tuyên truyền quy định này gửi tới các phường sở tại để đọc lên hệ thống loa truyền thanh. Đồng thời, chúng tôi còn gửi về các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn quận Thanh Xuân để các học sinh, sinh viên nắm được. Đối với sinh viên bị xử lý, chúng tôi cũng sẽ gửi giấy tới tận trường sinh viên đó theo học”, Thiếu tá Toàn nói.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội