Sơ cứu chấn thương cho người bị tai nạn giao thông

Bác sĩ Lê Thanh Phong, Trưởng đơn vị Phẫu thuật Mạch máu, Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM hướng dẫn xử trí một số chấn thương thường gặp khi bị tai nạn giao thông, như sau:

1. Bỏng:

Nếu xe bốc cháy, việcđầu tiên là quan sát hiện trườngđể giúp nạn nhân, đồng thời tránh gây tổn thương chomình. Hãyloại bỏ nguyên nhân gây bỏng bằng cách tách nạn nhân khỏi vật gây cháy, cởi bỏ quần áo nếu bén lửa, ngâm vùng da bị bỏng vào nước sạch hoặcđắp khăn mát trong 15-20 phút.

Nếu nạn nhân còn tỉnh, cầnchouống bù nước. Trongthời tiết lạnh, cngiữ ấm cho cơ thể nạn nhân, sauđó nhanh chóngđưa đến cơ sở y tế gần nhất.

cap-cuu.jpg

Ảnh minh họa: Medinet.

Lưu ý: Nguyên tắc khi chữa bỏng là làm mát vùng da bị tổn thươngcàng sớm càng tốt. Không dùngđá hoặc nước quá lạnh để ngâm hoặc chườm. Khi thực hiện phảithật nhẹ nhàng, tránh gây đau, tránh làm vỡcác nốt phỏngvì dễ khiến tình trạngnhiễm trùng nặng thêm,không bôi kemhoặc bất kỳ chất gìlên vết thương. Nếu bbỏng mắt, cần dặn dò nạn nhânkhông được dụi,không cần cố gắng lấy dị vật trong mắtra.

Với trường hợpđa chấn thương, nếuquan sát thấynạn nhângặpcácvấn đề về đường thở,chảy máu,chấn thươngđầu,cột sống, cầnưu tiêntiến hành sơ cấp cứu banđầu trước khiđưađến bệnh viện.

2. Vết thương chảy máu

Đây là chấn thươngthường gặp nhất khi bịtai nạn giao thông. Nguyên nhân dova đập, bịvật sắc nhọn đâm vào da, xương gãy đâm ra ngoài làm rách da, đứt mạch máu, dập chi. Dấu hiệu có thquan sát bằng mắtnhư dập nát hoặcrách da, thịt dẫnđếnmáuchảy. Nạn nhâncảm thấy lạnh run, vã mồ hôi, daxanh tái, nếu mất quá nhiều máusẽ dẫn đến choáng, bất tỉnh, tử vong.

Trong trường hợp vết thương có dị vật, không nên rút dị vật ra vì có thể làm cho máu chảy ra nhiều hơn. Cần xử trí theo các bước sau:

- Manggăng tay hoặc túi nilon sạch khi sơ cứu để tránh lây bệnh truyền nhiễm từ nạn nhân (nếu có).

- Dùng tay ép chặt mép vết thương.Chèn băng, gạc quanh dị vật cho cđịnh. Lưuýkhông băng trùm lêndị vật. Chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế.

Vớivết thương chảy máu dập nát hay đứt chi, cần:

- Đeo găng tay. Làm garo cầm máu bằng cáchcần quấnthật chặt ở vị trítrênvết thương 3-5 cm. Có thể dùng vải sạch làm garo nếu không có sẵndụng cụ y tế.

- Xoắn garo từ từ cho đến khi máu hết chảy.

Lưuý: Cần ủ ấm và đểnạn nhân nằmở tư thếđầu thấp, chân caođể làm giảm lượng máu chảy đến vết thương. Cứ 15 phút lại nới lỏng garo vài giây rồi xoắn chặt lại. Khiđưađến bệnh viện, nênđể bệnh nhânở tư thế nằm,không dùngxe máy.

Đối với vết thương chảy máu không có dị vật, cần:

- Đeo găng tay cao su. Dùng gạc hoặcvải sạch ép trực tiếp lên vết thương và giữ chặt để cầm máu rồi băng lại.

- Chonạn nhân nằm ở tư thế đầuthấp hơn chân vàủ ấm.

- Thường xuyên kiểm tra các đầu chi để nới băng cho phù hợp.Nếu thấymáu chảy thấm ra ngoàithì dùngbăng khác chồng lên.

Lưuý: Khi sơ cấp cứu, không nên làm garo (xoắn chặt) nếu không phải là vết thương dập nát hoặc đứt lìa. Không vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế ngay mà nên sơ cứu tại chỗ trước để hạn chế thương tổn, mất máu. Trong một số trường hợp bất khả kháng, chẳng hạn nhưhiện trường không an toàn,mới dichuyển nạn nhân ra khỏi hiện trường.

3. Gãy xương

Khi xươngbị gãy,dấu hiệu điển hình là đau ở vùng gãy, đau hơn khi sờ ấn hoặc cử động, giảm hoặckhông thể cử động chỗ bị thương, kèm theosưng nề, chảy máu. Trong một số trường hợp da bị bầm tím. Nếu gãy xương hởđầu, xương có thđâm thủng da.

Việcđầu tiên cần làm làcố định tạm thời bộ phận bị gãy. Tránh làm xương dịch chuyển, không thể xảy ra thêmtổn thương vềmạch máu, thần kinh, cơ. Có thể dùng các loạinẹp tự tạo từgỗ, tre,đòn gánh để cố định vùng xương gãy. Nếu gãy xương ở gần các khớp, phải cố định cả khớp; chẳng hạn gãyxương đùi cần cố định các khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân. Vớixương cẳng chân cần cố địinh khớp gối, khớp cổ chân; Gãyxươngcẳng tay cần cố định khớp khuỷu và khớp cổ tay.

Riêng khi gãy xương hở, không đượcrửa mà chỉlau xung quanh vết thương, bôi thuốc sát trùng và băng ép vô khuẩn. Tuyệt đối không ấn đầu xương gãy vào trong.

Sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhânđến cơ sở y tế gần nhất đểđiều trị. Có thể dùng xe máy chở nạn nhângãy xương chi ở tư thế ngồi. Tuy nhiêntrong trường hợpgãyxương cột sống hay xươngđùi cầnvận chuyển trên cáng nằm.

4. Chấn thương sọ não

Khi quan sát thấy nạn nhân bị va đập ở vùng đầu, đừng tự ýdi chuyển mà hãy inhờ sự giúp đỡ của nhữngngười khác. Nếu nạn nhânhôn mê, không nên cho uống bất kỳ loại nước nàovì dễ bị sặc.

Nạn nhân chấn thương sọ não có thể bị vỡ sọ, vết thương xuyên thấu, dập não, xuất huyết trong hoặcphù não, co giật. Khiđó, nênđặt nạn nhân nằm ở nơi thoáng khí với tư thế chân kê cao hơnđầu khoảng 20 cmnếu không thấychảy máu đầu cổ, không bị nhồi máu cơ tim. Cầnấm cho bệnh nhân. Nếu nạn nhânngưng tim, ngưng thở,nênưu tiênhô hấp nhân tạo, xoa bóp lồng ngựcở vùng tim.

Sau khi xử trí tổn thương ban đầu, gọixe cấp cứungay. Nếu nghi ngờ nạn nhân bị tổn thương cột sống, phải thật cẩn trọng khi khiêng cáng ra khỏi hiện trường. Trong quá trình di chuyển, cầncố định nạn nhân bằng cách chèn vải, chăn gối ở phần đầu, cổ và thân.

5. Co giật

Cần đặt nạn nhânnằm trên vùngđấtan toàn, nâng đỡ đầu, nới rộng quần áo, đặc biệt ở vùng cổ. Nếucó nôn ói, hãyxoay nạn nhân nằm nghiêng mộtbên để tránh hít chất nôn vào phổi. Sau đó gọi số 115để được hỗ trợ.

6. Bong gân, trật khớp

Bộ phận bị bong gân, trật khớp thườngcó những dấu hiệu: Đau,khó cử động, sưng, phù nề, bầm tím, biến dạng.

Đối với bong gân, cần: Hạn chế cử động vùngbị tổnthương.Băng, ép nhẹ vùng tổn thươngvà chườm đá. Thỉnh thoảnghỏi nạn nhân xem có bị têcác đầu chi không để nới lỏngbăng cho vừa. Nếu thấycác đầu chi có tái nhợt, nên nới băng lỏng hơn.

Trật khớp:Không cử động khớpmà cần cố định khớpđúngvị trí sai lệch. Không thoa dầu nóng hay nắn khớp mà chnênchườm lạnh vùng tổn thương. Nếu trậtkhớptay, có thể dùng mảnh vảicđịnh tayvào thânngười rồi đưa đến bệnh viện.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn