- Chuyên đề:
- Bệnh nhiệt miệng
Bệnh nhiệt miệng thường gặp ở những người có sức đề kháng yếu
Già không lo... rụng răng
Khi răng miệng cũng “già” theo tuổi
Sạch răng, ngăn...ung thư vú!
90% dân số Việt Nam mắc các bệnh về răng miệng
Trả lời:
BS.Nguyễn Thị Thúy - Chuyên khoa Nội, Bộ Y tế:
Chào bác!
Nhiệt miệng là loại bệnh thường gặp, hầu như ai cũng đã từng bị bệnh này. Thông thường bệnh tự khỏi trong vòng vài ngày đến một tuần, nhưng sau một thời gian có thể bệnh sẽ tái phát. Trước kia, người ta hay quan niệm rằng nhiệt miệng do ăn đồ nóng (ớt, gia vị…) gây ra nhưng y học ngày nay cho thấy không hoàn toàn như vậy. Bệnh nhiệt miệng do nhiều nguyên nhân như virus, nấm, thiếu vi chất dinh dưỡng (sắt, kẽm…), bệnh răng miệng (sâu răng, viêm lợi) hoặc do một số thành phần hoá học có trong kem đánh răng…
Để phòng ngừa và điều trị bệnh nhiệt miệng bác cần lưu ý một số điều sau:
- Bệnh nhiệt miệng do nấm, vi khuẩn, thiếu vi chất dinh dưỡng hay do sâu răng hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Cần vệ sinh răng miệng tốt, ăn nhiều rau xanh, trái cây để phòng tránh thiếu vitamin, hạn chế hút thuốc lá, thuốc lào, uống rượu bia và ăn các thực phẩm quá cay, nóng… Nên thực hiện một chế độ sinh hoạt hợp lý: Ngủ đủ thời gian (7 - 8 giờ/ngày), tránh thức khuya, tinh thần thoải mái,…
- Một số trường hợp nhiệt miệng do virus thì bệnh sẽ tự khỏi chỉ cần điều trị triệu chứng (giảm đau, giảm viêm…).
- Nếu do các hoá chất có trong kem đánh răng thì chỉ cần thay đổi thuốc đánh răng là được (nên dùng loại kem không có phụ gia sodium lauryl sulfate.
Tuy nhiên theo bác mô tả thì trên đầu lưỡi chỉ ửng đỏ, rát... bác nên đi khám thêm bên khoa răng hàm mặt xem có phải là bị khô miệng hay không. Vì ở người lớn tuổi, các ống tiết nước bọt bắt đầu hoạt động kém đi, nước bọt tiết ra không đủ khiến niêm mạc miệng bỏng rát. Nếu là khô miệng thì bác cần uống thêm nhiều nước, nếu cần có thể dùng thuốc lợi tiết nước bọt. Tuy nhiên bác nhớ đi khám để xem đúng bệnh không, không nên tự ý dùng thuốc.
Chúc bác và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn