90% dân số Việt Nam mắc các bệnh về răng miệng

Là nguyên nhân của nhiều căn bệnh


Bệnh răng miệng là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh khác

Các chuyên gia cho rằng, bệnh viêm nướu răng, hay còn gọi là bệnh nha chu - bệnh nhiễm trùng của các mô xung quanh cổ răng và xương cổ răng là một trong những nguyên nhân dẫn đến biểu hiện của một vấn đề về tim. Vì các loại vi khuẩn trong miệng dễ dàng xâm nhập các mạch máu và gây ra mảnh bám. Đây chính là nơi trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn, giúp vi khuẩn có cơ hội lưu thông trong toàn bộ cơ thể. Những vi khuẩn này xâm nhập các vết lở loét ở nướu và lợi để vào tim. Chúng bám vào các thành mạch khiến cho hệ miễn dịch khó phát hiện để loại bỏ. Từ đó, chúng làm tổn thương các mô ở thành mạch. Nhiều trường hợp vi khuẩn còn là nhân tố thúc đẩy sự hình thành các cục máu đông - nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng nhồi máu cơ tim...

Khi có hiện tượng nghiến răng, đôi khi đây chỉ đơn giản xuất phát từ việc hàm răng mọc lệch. Tuy nhiên, những người trong trạng thái căng thẳng thần kinh, tức giận thái quá, thiếu hụt chất dinh dưỡng, mất nước hoặc lạm dụng thuốc cũng dễ có tật nghiến răng.

Chưa biết cách chăm sóc răng miệng

Một thực trạng đáng buồn là không chỉ trẻ em mà ngay cả người lớn cũng chưa được trang bị kiến thức về chăm sóc răng miệng đúng cách. Từ những việc tưởng chừng rất đơn giản như sử dụng bàn chải thế nào cho đúng, đánh răng thế nào để không gây tổn hại cho nướu và cổ răng.


Cần sớm trang bị kiến thức về răng miệng để các bệnh về răng không ảnh hưởng đến sức khỏe

Thạc sỹ, bác sỹ Lộc Thị Thanh Hiền, giảng viên khoa Trung tâm răng miệng, trường Đại học Y Hà Nội, cần có các biện pháp phòng và chăm sóc răng miệng hiệu quả như sử dụng bàn chải đúng cách, sử dụng nước súc miệng có chứa flour không có chất alcohol; chế độ ăn uống cân bằng, hạn chế đồ ăn nhẹ giữa các bữa ăn, tránh các thức ăn nhiều đường sau bữa ăn tối...

Ngoài ra, khi bắt đầu có những triệu chứng bất thường về răng như nướu răng bị tổn thương, chảy máu trong khi đánh răng, có hơi thở hôi liên tục, cổ răng tê buốt khi ăn đồ lạnh cần đến ngay bác sỹ nha khoa. Bởi những triệu chứng này đều có thể dẫn đến những bệnh về răng miệng. Cần điều trị kết hợp với việc kiểm tra răng định kỳ, lấy vôi răng 6 tháng 1 lần giúp loại bỏ các mảng bám, màng vôi lâu ngày bám vào chân răng, gây viêm nướu.

Theo bác sỹ Lộc Thị Thanh Hiền, một số bệnh về răng cần phải can thiệp như bệnh móm trên, móm dưới, răng không đều, lệch...

Hiện có đến 85% lứa tuổi học đường vẫn còn mắc các bệnh về răng miệng. Do vậy, cần sớm trang thiết bị kiến thức về răng miệng cho cả người lớn và trẻ em để tình trạng các bệnh về răng miệng không ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.

CTV4
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin