Người khuyết tật đã tự tin trong quá trình hòa nhập cộng đồng
Gần 16 tỷ đồng ủng hộ người khuyết tật Việt Nam
“Một trái tim - Một thế giới” - Chung tay hướng về ngày “Người khuyết tật” Việt Nam
Nhân viên Vietjet bị phạt 5 triệu đồng vì từ chối người khuyết tật
Vì 1 tỷ người khuyết tật "tàn nhưng không phế"
Trong thời gian vừa qua, công tác hỗ trợ và trợ giúp cho người khuyết tật tại Thành phố Hà Nội đã có một số thay đổi về đời sống, môi trường xã hội... Trong năm 2015, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi thành phố Hà Nội đã trao tặng 840 xe lăn cho người khuyết tật tại các quận, huyện; Tặng 178 xe đạp cho trẻ mồ côi nghèo đang đi học; Tặng 565 suất học bổng cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn (mỗi suất trị giá 1 triệu đồng). Ngoài ra, được sự giúp đỡ của Trung ương Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi, Hội đã tổ chức khai giảng 2 lớp dạy nghề khảm trai và thêu thủ công cho người khuyết tật còn khả năng lao động của huyện Phú Xuyên và Thường Tín. Những món quà gửi trao đã giúp người khuyết tật, trẻ mồ côi vơi bớt khó khăn, xóa bỏ mặc cảm, hòa nhập cuộc sống.
Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi trao quà cho trẻ mồ hôi và người tàn tật
Công tác chăm sóc cuộc sống cho người khuyết tật trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã được quan tâm, tuy nhiên hiện nay người khuyết tật vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt đối với trẻ em khuyết tật, các em đang gặp rào cản lớn về học hành, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng. Ngoài rào cản về thái độ và hành vi, rào cản lớn nhất chính là vật chất. Môi trường tại các cơ sở, công trình công cộng, trường học, bệnh viện, cơ quan, trung tâm dạy nghề vẫn đang tạo khó khăn cho người khuyết tật tiếp cận như hệ thống đường đi vẫn chưa phù hợp. Hầu hết các phương tiện giao thông hiện nay đều không phù hợp cho người tàn tật sử dụng như cửa xe hẹp, gầm xe cao, không có tay vịn, điểm dừng xe bus không có đường tiếp cận để người khuyết tật có lên xe...
Không chỉ gặp khó khăn khi tham gia giao thông, người khuyết tật còn gặp phải khó khăn trong việc tìm việc làm và việc khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế. Theo quy định của Nhà nước,việc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế phải khám theo đúng tuyến. Trong khi đó, tại nhiều địa phương trạm y tế xã chưa có đủ trang thiết bị và nhân lực đảm bảo chất lượng cho công việc này, đó là chưa kể đến thủ tục sử dụng dịch vụ bảo hiểm y tế còn phức tạp, thời gian chờ đợi lâu, mất thời gian. Rất ít trạm y tế xã thực hiện việc lập hồ sơ quản lý đối tượng, theo dõi tình hình sức khỏe của người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật. Đây là thiệt thòi rất lớn đối với họ. Việc nhân viên y tế không nhiệt tình hay chất lượng trang thiết bị và loại thuốc được bảo hiểm chi trả nghèo nàn cũng là những nguyên nhân khiến người khuyết tật không sử dụng thẻ bảo hiểm y tế.
Những trở ngại mà người khuyết tật đang phải đối mặt, không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến chính bản thân người khuyết tật mà còn gây tổn hại cho toàn xã hội. Vì vậy, trách nhiệm của xã hội là chung tay giúp người khuyết tật hòa nhập với cộng đồng, đảm bảo những quyền lợi cơ bản của người khuyết tật.
Bình luận của bạn