Những nữ bệnh nhân đang điều trị tại khoa Cấp tính nữ, ai cũng có hoàn cảnh éo le.
Thầy giáo 8X tâm huyết với chuyên khoa tâm thần
Giải oan cho mèo - từng bị coi là nguyên nhân gây bệnh tâm thần cho trẻ
Con người dễ mắc bệnh tâm thần vì biến đổi khí hậu
Người đàn ông hết bệnh tâm thần nhờ chơi Pokemon Go
Có mặt tại khoa 6 (Khoa Cấp tính nữ - Bệnh viện Tâm thần Trung ương I) đúng ngày 8/3, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên với những hình ảnh, lời nói của các nữ bệnh nhân đang điều trị tại đây.
“Anh ơi, anh đến tặng quà cho em à? Sao anh đến mà không có hoa?”, đó là câu hỏi của một nữ bệnh nhân khi chúng tôi vừa bước qua cánh cửa sắt ngoài hành lang. Vẫn biết rằng những người phụ nữ được đưa vào đây đều mắc bệnh liên quan đến thần kinh, nhưng khi nghe về hoàn cảnh của họ, chúng tôi vô cùng xót xa, nhiều bệnh nhân tuổi đời còn quá trẻ.
Phát điên chỉ vì không được ngủ với chồng
TS.BS Tô Thanh Phương – Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, đồng thời là trưởng khoa Cấp tính nữ cho biết, những người phụ nữ đến điều trị tại khoa, đa số họ đều có những hoàn cảnh đáng thương.
BS. Phương nhắc lại một trường hợp cách đây 2 tháng, bệnh nhân nhập viện trong hoàn cảnh vô cùng “éo le” khi bị nhà chồng đối xử tệ bạc, thậm chí còn bị cấm không cho ngủ với chồng. Đó là một phụ nữ tên Q., quê ở Hưng Yên, được người thân đưa vào viện trong trạng thái hoảng loạn.
Khai thác tiền sử trước khi mắc bệnh, các bác sỹ tại khoa A6 ai cũng thương người phụ nữ tội nghiệp này. Được biết, chồng bà Q., là người hiền lành, chịu khó làm ăn và không bao giờ mắng vợ nhưng gia đình chồng thì vô cùng hà khắc. Mấy chục năm làm dâu, chưa một ngày chị Q. được sống yên ổn vì bị nhà chồng khinh rẻ, bạo hành tinh thần… Thậm chí, ngay cả chuyện sinh hoạt vợ chồng cũng bị kiểm soát.
Mỗi khi chồng đi công tác về, nếu hai vợ chồng muốn gặp nhau, nói chuyện với nhau thì phải xin phép và dưới sự kiểm soát của nhà chồng. Dù xa cách nhau hàng mấy tháng trời, nhưng khi về nhà hai vợ chồng cũng chẳng được ngủ với nhau vì bị gia đình chồng ngăn cấm…
Không chịu được áp lực với gia đình, chị Q. và chồng đã chính thức “đường ai nấy đi”. Sau khi chia tay chồng cũ, chị Q., ra thành phố làm giúp việc, gặp được người yêu thương chị quyết định đi bước nữa.
Nhưng gia đình không đồng ý, người thân của chị Q. ra Hà Nội “bắt cóc” chị về quê. Từ đó, chị Q., tái phát các biểu hiện bất thường, gia đình lại phải đưa vào Bệnh viện Tâm thần thăm khám và điều trị.
TS. Tô Thanh Phương cho biết, bệnh nhân Q., khi vào viện đã ở trong trạng thái căng thẳng, hoảng loạn tinh thần, gào khóc và có dấu hiệu sang chấn tâm lý lâu dài. Trong thời gian đầu điều trị, chị Q. hay khóc và mất ngủ. Đến nay, sau gần hai tháng nằm viện, hiện tinh thần của chị Q. đã ổn định hơn.
Nhập viện vì bị bạn trai phản bội
Tại Bệnh viện Tâm thần, còn có rất nhiều cô gái rất trẻ đang phải điều trị. Đang đi ngoài hành lang, bệnh nhân Nguyễn Thị Hương Lan (sinh năm 1994), luôn miệng nói: “Đồ phản bội", sau đó lại hát lên những câu vu vơ. Nhưng khi thấy người lạ vừa bước đến hành lang, Lan lại reo lên như thể rất vui mừng: “Người yêu tớ đến thăm tớ kìa”.
Khi chúng tôi ngồi ngoài hành lang đợi gặp bác sỹ, Lan tiến lại tận nơi nhìn kỹ từng “chân tơ kẽ tóc” và “ngắm” mãi không chịu rời. Bác sỹ cho biết, cô gái trẻ bị người yêu phản bội đã “phát điên” phải nhập viện điều trị.
Được biết, trước đó Lan và người yêu đã từng có một tình yêu đẹp suốt 5 năm trời. Nhưng sau khi ra trường, mỗi người một quê, công việc đặc thù khác nhau, người yêu Lan đã nói lời chia tay. Đau đớn hơn, sau khi nói lời chia tay hơn 1 tháng, người yêu đã tổ chức lễ cưới với cô bạn mà trước đây Lan ở cùng phòng trong ký túc xá.
Bị phản bội, Lan bỏ bê công việc, tìm đến rượu để giải sầu, lao mình vào những cuộc chơi thâu đêm, suốt sáng. Không chỉ có vậy, trong đầu Lan luôn có ý định phải trả thù. May mắn gia đình đã kịp thời phát hiện và đưa Lan đi điều trị, nếu không hệ quả chắc hẳn sẽ rất đau lòng. Những triệu chứng của Lan là dấu hiệu của bệnh ảo thanh, bị bệnh này họ sẵn sàng làm mọi thứ, kể cả giết người.
Bình luận của bạn