Người đầu tiên nhiễm Ebola ở Tây Ban Nha sắp tử vong
Thêm một trường hợp nhiễm Ebola ở Mỹ
Nữ y tá bị nhiễm Ebola ở Mỹ đã mặc đồ bảo hộ đầy đủ
Người đầu tiên nhiễm Ebola ở Tây Ban Nha sắp tử vong
WHO cảnh báo nguy cơ Ebola ở nhân viên y tế
Tạp chí Forbes dẫn lời ông Al Shimkus, một chuyên gia về an ninh quốc gia thuộc Đại học Chiến tranh hải quân Mỹ, nhận định các tay súng cảm tử của IS có thể tự làm cho mình nhiễm virus và tiến hành tấn công liều chết. “Cá nhân phơi nhiễm virus Ebola sẽ là phương tiện truyền bệnh. Trong bối cảnh việc đánh bom tự sát tại các nước phương Tây ngày càng khó khăn, sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu bọn khủng bố quyết định tấn công bằng những “quả bom Ebola” tại Mỹ và những nước khác”, ông Shimkus nhận định.
Các tay súng thuộc tổ chức khủng bố"nhà nước Hồi giáo"(IS)
Theo Giáo sư Anthony Glees thuộc Đại học Buckingham (Anh), các tay súng IS “có đủ hiểu biết, độ cực đoan và sự tàn bạo” để tấn công sinh học bằng Ebola. Hồi tháng 8, giới quan sát cũng đã lên tiếng về nguy cơ khủng bố sinh học từ IS sau khi chuyên san Foreign Policy đưa tin quân nổi dậy Syria phát hiện một máy tính xách tay của IS chứa tài liệu hướng dẫn cách chế tạo vũ khí sinh học.
Bên cạnh đó, cũng có một số nhà phân tích cho rằng nguy cơ IS sử dụng virus Ebola không cần phải bàn cãi nhưng hiện chưa phải là thời điểm chín mùi để tổ chức này thực hiện.
Ebola vẫn đang lây lan theo cấp số nhân
Tờ Daily Mail dẫn lời ông Andreas Krieg, chuyên gia về an ninh Trung Đông tại Đại học London, nhận định IS có thể lợi dụng Ebola vì nó là một “nguồn vũ khí lợi hại, rẻ tiền và dễ tiếp cận” tại Tây Phi. Tuy nhiên, các biện pháp ứng phó của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và cộng đồng quốc tế sẽ khiến việc “xuất khẩu” virus Ebola qua đường hàng không sang các nơi khác trên thế giới ngày càng khó khăn hơn. “Điều này đòi hỏi nhiều nỗ lực nhưng cơ hội thành công lại thấp”, ông Krieg nói.
Được biết các tay súng IS không phải là những người đầu tiên bị cho là đang cân nhắc sử dụng virus Ebola làm vũ khí sinh học. Giáo phái Aum Shinrikyo ở Nhật Bản đã từng có hành động tương tự. Theo chuyên san Scientific American, vào năm 1992, giáo phái này đã cử một nhóm 40 người mang danh nghĩa đi cứu trợ ở CHDC Congo trong một đợt bùng phát dịch Ebola nhưng kỳ thực là nhằm thu thập virus Tuy nhiên, nỗ lực của Aum Shinrikyo đã không thành công. Ông Anthony Fauci thuộc Viện Nghiên cứu dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ nhận định ngay cả khi giáo phái này mang được virus Ebola về nước, chúng cũng không thể hạ sát nhiều người ở một nước có cơ sở hạ tầng y tế vững chắc như Nhật.
Bình luận của bạn