Huyết áp thấp do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng huyết áp thấp

ThS.BS Hà Thị Vân Anh – Khoa Tim mạch, Viện Lão khoa Trung ương, cho biết: 

Chào bạn! 

Huyết áp thấp được định nghĩa là huyết áp tâm thu <90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương <60 mmHg hoặc chỉ số huyết áp cao hơn nhưng thường xuyên gặp phải các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi…

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng huyết áp thấp: 

Do suy giảm hoạt động của tuyến giáp: Khi cơ thể thiếu hụt hàm lượng hormone của tuyến giáp sẽ dẫn tới nguy cơ mắc chứng huyết áp thấp, kèm theo các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, rụng tóc.

Hạ đường huyết: Nếu lượng đường trong máu giảm xuống, người bệnh có thể sẽ gặp phải các triệu chứng của huyết áp thấp như mệt mỏi, vã mồ hôi…

Mất nước: Nguyên nhân của mất nước có thể là do nôn ói, tiêu chảy kéo dài hay do tập luyện, ra nhiều mồ hôi và sốc nhiệt. Nếu không bổ sung lượng nước kịp thời có thể dẫn tới tình trạng tụt huyết áp với các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt hoặc ngất xỉu.

Viêm các bộ phận nội tạng: Khi các bộ phận trong cơ thể bị viêm, các chất lưu di chuyển khỏi mạch máu để tập trung vào các mô bị viêm xung quanh nội tạng và các khu vực lân cận rồi rút máu, làm mạch máu thiếu hụt một lượng lớn máu gây hạ huyết áp.

Mang thaiPhụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị tụt huyết áp. Dù đây là hiện tượng thường thấy trong thai kỳ, nhưng tốt hơn là chị em nên kiểm soát càng chặt càng tốt nhằm phòng tránh các biến chứng.

Rối loạn thần kinh thể dịch: Có lẽ đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng hạ huyết áp. Hệ thần kinh thể dịch có vai trò điều chỉnh huyết áp, hoạt động của tuyến nội và ngoại tiết trong cơ thể. Khi các thụ thể cảm nhận huyết áp nằm trong các động mạch lớn (động mạch cảnh và động mạch chủ) của hệ thần kinh thể dịch bị giảm độ nhạy cảm, tín hiệu về huyết áp gửi đến não sẽ không được chính xác và đầy đủ. Do đó, não bộ thường không nhận biết được để điều chỉnh chỉ số huyết áp, khi bị giảm xuống thấp.

Để cải thiện tình trạng huyết áp thấp, ngoài một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và luyện tập các bài thể dục phù hợp với thể trạng mỗi ngày. Sử dụng các hoạt chất thiên nhiên giúp tăng cường sự hoạt động của hệ thần kinh thể dịch sẽ giúp nâng cao chỉ số huyết áp, giảm đi các triệu chứng chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi một cách tự nhiên và bền vững. Nhiều nghiên cứu cho thấy các hoạt chất trong vị thuốc Đương quy ngoài tác dụng bổ máu, tăng tạo máu còn có tác dụng tương tự như horomon estrogen nhẹ, có thể kích thích hệ thần kinh thể dịch hoạt động hiệu quả. Chính vì vậy nhiều người còn ví Đương quy là “thần dược” đối với bệnh nhân huyết áp thấp.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Gia Hân H+

 

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị