9 biện pháp tự nhiên đơn giản để hạ huyết áp

Người tăng huyết áp có thể tập yoga để cải thiện huyết áp

Người bị tăng huyết áp có được ăn thịt bò khô dịp Tết?

Người bị tăng huyết áp nên ăn uống như thế nào trong dịp Tết?

Điểm danh những bệnh bạn có thể bị nặng hơn sau Tết

Tăng huyết áp có biểu hiện khó thở, ho, mệt khi đi lại có phải suy tim?

Theo GS.TS Matthew Burg – Khoa Y, Đại học Columbia ở New York (Mỹ): “Người bệnh tăng huyết áp cần trao đổi với bác sỹ điều trị để áp dụng các phương pháp giảm huyết áp tự nhiên mà không cần dùng thuốc". Dưới đây là 9 biện pháp đơn giản để làm giảm huyết áp của bạn. 

1. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục 30 phút mỗi ngày có thể làm hạ huyết áp của bạn một cách đáng kể. Nếu bạn chưa từng tập luyện trước đó, thì chỉ cần bắt đầu tập luyện thường xuyên là có thể làm giảm huyết áp chỉ trong vòng vài tuần. Nếu bạn có tiền tăng huyết áp, huyết áp tâm thu từ 120 đến 139 hoặc huyết áp tâm trương từ 80 đến 89, tập thể dục có thể giúp ngăn ngừa tiến triển thành tăng huyết áp. Nếu bạn đã có tăng huyết áp, hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp đưa huyết áp của bạn xuống đến mức an toàn hơn.

Người bị tăng huyết áp nên tập thể dục thường xuyên

2. Ăn chuối 

Kali có thể làm giảm tác động của natri trên huyết áp. Nguồn cung cấp kali tốt nhất là thực phẩm, chẳng hạn như chuối và các loại rau quả khác. Nói chuyện với bác sỹ để biết mức độ kali nào là tốt nhất cho bạn.

3. Ăn ít muối

Những người bị tăng huyết áp cần cắt giảm lượng muối ăn, hạn chế natri ở mức 2.300mgr mỗi ngày hoặc ít hơn. Với những người bị tăng huyết áp kèm đái tháo đường hoặc bệnh thận mạn tính cần hạn chế mức natri ở mức 1.500mgr hoặc ít hơn.

Người bị tăng huyết áp nên hạn chế ăn muối

Ngoài ra, nên đọc kỹ nhãn thực phẩm. Nếu có thể, hãy chọn thực phẩm và đồ uống chứa ít natri trong danh sách thực phẩm bạn thường mua. Ăn ít thực phẩm chế biến sẵn. Khoai tây chiên, thức ăn đông lạnh, thịt xông khói và các loại thịt chế biến thường chứa nhiều natri. 

4. Không hút thuốc lá

Những người hút thuốc có nguy cơ bị tăng huyết áp. Mặc dù nicotine trong thuốc lá có thể chỉ gây tăng huyết áp tạm thời, không phải là nguyên nhân gây ra tăng huyết áp mạn tính tuy nhiên bỏ thuốc có thể giúp ổn định huyết áp và cũng đem lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe.

5. Giảm cân

Nhiều nghiên cứu đã chỉ rằng, giảm cân có thể tác động đáng kể đối với huyết áp của bạn. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trái tim của những người thừa cân, béo phì phải làm việc nhiều hơn, dẫn đến tăng huyết áp. Nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì, giảm cân có thể giúp giảm huyết áp của bạn. Bạn và bác sỹ  của bạn có thể xác định cân nặng mục tiêu và cách tốt nhất để đạt được nó.

6. Hạn chế uống rượu

Uống một lượng nhỏ rượu sẽ có lợi cho sức khỏe của bạn, nhưng uống quá nhiều rượu thì có thể gây nên tình trạng tăng huyết áp ở một số người, ngoài ra nó cũng làm giảm tác dụng của thuốc điều trị tăng huyết áp. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, uống nhiều hơn 2 ly rượu mỗi ngày làm tăng nguy cơ tăng huyết áp ở cả nam và nữ.

Uống nhiều rượu có nguy cơ làm tăng huyết áp

7. Nghỉ ngơi nhiều hơn:

Theo nghiên cứu của Đại học California (Mỹ) trên 24.205 cư dân địa phương, làm việc quá 41 tiếng/tuần sẽ đẩy cao nguy cơ tăng huyết áp lên 15%. Làm việc quá mức sẽ làm giảm thời gian vận động và ăn uống lành mạnh. Tốt nhất nên làm việc và nghỉ ngơi điều độ để dành thời gian đi tập thể dục hoặc chuẩn bị một bữa ăn giàu dinh dưỡng

8. Không sử dụng thực phẩm chứa caffein

Caffeine là chất gây co mạch, tăng áp lực của dòng máu, khiến huyết áp tăng. Vì thế hạn chế uống cà phê hoặc một số loại nước giải khát chứa các chất kích thích giúp hạn chế tình trạng tăng huyết áp. 

9. Yoga và thiền

Tập yoga hay thiền là cách xả stress tuyệt vời, đồng thời, có thể giúp bạn tập trung tâm trí và duy trì sự bình tĩnh. Đây cũng là việc người bị tăng huyết áp nên làm vì khi luyện tập, cơ thể sản xuất nhiều oxit nitric giúp các mạch mãu nở ra, làm giảm áp lực lên lưu thông máu.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, người bị tăng huyết áp có thể sử dụng thêm những sản phẩm thực phẩm chức năng giúp ổn định huyết áp và tốt cho tim mạch

Thùy Trang H+ (Theo health.com)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch