Nguy cơ mắc bệnh chết người vì phơi nhiễm với gia cầm mắc bệnh
Việt Nam sản xuất thành công vaccine cúm A/H5N1
Cúm A(H5N1) tại Cần Thơ: Phòng chống cúm lây lan sang người
Cảnh báo: Cúm A/H5N1 vừa xuất hiện có thể lây sang người
Ghi nhận 777 trường hợp nhiễm cúm A/H5N1
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, đến ngày 1/5 Ai Cập đã ghi nhận 132 trường hợp mắc cúm A(H5N1) trong đó có 37 trường hợp tử vong chiếm 94% tổng số trường hợp mắc cúm A(H5N1) trên toàn cầu trong 5 tháng đầu năm 2015.
Theo TS Keiji Fukuda - Trợ lý Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, chuyên trách về An ninh Sức khỏe nhận định: “Dựa trên những bằng chứng hiện có, chúng tôi tin rằng sự bùng phát dịch bệnh không thể chỉ giải thích bằng sự biến đổi của virus, lý do lớn nhất của sự gia tăng dịch bệnh nơi đây là ngày càng có nhiều gia cầm ở Ai Cập bị nhiễm virus H5N1 và nhiều người tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh. Thêm vào đó, sự thiếu nhận thức đầy đủ, thiếu cảnh báo cần thiết và thiếu các hoạt động ứng phó kịp thời đã làm cho tình trạng dịch bệnh diễn biến như chúng ta đang thấy”.
WHO khuyến cáo tiêm vaccine cho gia súc, gia cầm trên toàn quốc
Để hạn chế những ảnh hưởng xấu, sự lây truyền của virus cúm A(H5N1) lên sức khỏe con người và nền kinh tế, WHO khuyến cáo các quốc gia cần có kế hoạch kiểm soát dịch bệnh, biện pháp tiêu độc khử trùng, giám sát động vật nhiễm bệnh, gia cầm, thủy cầm mang mầm bệnh, khống chế, loại trừ các ổ dịch cúm A(H5N1) trên gia cầm. Thực hiện đồng bộ những hoạt động quan trọng như tiêm vaccine cho gia súc, gia cầm trên toàn quốc.
Bình luận của bạn