ThS. Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Cấp cứu, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương là người thường xuyên tiếp xúc với những ca bệnh bị viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết do dùng tiết canh, trong đó có tiết canh dê, kể lại :
Ông Trần Văn T, một doanh nhân người Hà Nội, trong lần đi công tác đến Ninh Bình đã rẽ vào quán thịt dê, gọi tiết canh dê khai vị. Ăn xong bát tiết canh, ông T tiếp tục ăn thịt dê tái chanh cùng vài món làm từ thịt dê khác.
Nhưng chỉ 2 ngày sau, ông T lên cơn sốt, đau đầu, buồn nôn và hôn mê nên được đưa tới bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cấp cứu.
Một người đàn ông bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn
Tại bệnh viện, bác sĩ cho biết ông T bị viêm màng não do nhiễm liên cầu khuẩn lợn, tình hình rất nguy kịch. Liên cầu khuẩn lợn mà ông T mắc phải được xác định do chính bát tiết canh dê mà ông đã ăn hai ngày trước đó.
Vậy tại sao một người ăn tiết canh dê, lại bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn? Lý giải về điều này, Bác sĩ Cấp nói: “Không thể biết chính xác tại sao người đàn ông này ăn tiết canh dê nhưng lại nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Rất có thể, tại quán bán thịt dê đó có nhiều thực khách ăn tiết canh dê, mà mỗi con dê chỉ có một lượng tiết nhất định nên tiết lợn được lấy pha lẫn tiết canh dê. Hoặc có thể là tiết canh dê, nhưng pha vào dụng cụ trước đó dùng đựng tiết canh của con lợn bị nhiễm liên cầu khuẩn nên lây sang.”
Ngoài ra, một cựu chủ quán bán tiết canh dê cho biết phần cuống họng dê nhỏ nên nhiều khi phải dùng sụn, họng lợn để băm, pha vào cùng với tiết dê. Mà phần họng lợn là nơi khu trú của liên cầu khuẩn.Điều này lý giải tại sao có người ăn tiết canh dê vẫn mắc liên cầu khuẩn lợn.
Vậy tại sao một người ăn tiết canh dê, lại bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn? Lý giải về điều này, Bác sĩ Cấp nói: “Không thể biết chính xác tại sao người đàn ông này ăn tiết canh dê nhưng lại nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Rất có thể, tại quán bán thịt dê đó có nhiều thực khách ăn tiết canh dê, mà mỗi con dê chỉ có một lượng tiết nhất định nên tiết lợn được lấy pha lẫn tiết canh dê. Hoặc có thể là tiết canh dê, nhưng pha vào dụng cụ trước đó dùng đựng tiết canh của con lợn bị nhiễm liên cầu khuẩn nên lây sang.”
Ngoài ra, một cựu chủ quán bán tiết canh dê cho biết phần cuống họng dê nhỏ nên nhiều khi phải dùng sụn, họng lợn để băm, pha vào cùng với tiết dê. Mà phần họng lợn là nơi khu trú của liên cầu khuẩn.Điều này lý giải tại sao có người ăn tiết canh dê vẫn mắc liên cầu khuẩn lợn.
Hãy cẩn trọng với tiết canh
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, bệnh liên cầu khuẩn lợn do Streptococcus suis (S.suis) gây nên. Bệnh liên cầu khuẩn lợn có thể lây từ lợn sang người và gây bệnh viêm màng não hay nhiễm trùng huyết. Chính vì vậy, nó được xếp vào nhóm các bệnh chung của người và động vật.
Người đàn ông này phải cắt bỏ ngón chân hoại tử vì nhiễm trùng máu sau khi ăn tiết canh
Người có nguy cơ lây nhiễm và phát bệnh khi tiếp xúc với lợn bệnh hoặc các sản phẩm từ lợn bệnh. Biểu hiện lâm sàng là: viêm màng não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Những người bị bệnh nặng có thể tử vong do độc tố vi khuẩn gây sốc nhiễm khuẩn, viêm nội tâm mạc, suy đa phủ tạng, nhiễm khuẩn huyết. Tỷ lệ chết có thể lên tới 7%.
Bác sĩ Cấp khẳng định trong tiết canh tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm như: tiêu chảy, tả lỵ, liên cầu… Trong đó, nguy hiểm nhất là bệnh liên cầu khuẩn. Bởi bệnh rất dễ gây biến chứng viêm màng não, nhiễm trùng huyết, nguy cơ tử vong cao.
Người bị viêm màng não do liên cầu khuẩn thường có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, ù tai, điếc, cứng gáy, rối loạn tri giác… xuất huyết đa dạng ở một số nơi trên cơ thể.
Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc tiêu hóa với các biểu hiện như: sốt, đi cầu nhiều lần, phân lỏng, cơ thể lạnh, run... trước khi có biểu hiện của viêm màng não.
Trường hợp nặng, bệnh nhân bị sốc nhiễm độc, trụy mạch, cơ thể lạnh, tụt huyết áp, nhiễm khuẩn huyết cấp tính, rối loạn đông máu nặng, suy hô hấp, suy đa phủ tạng, hôn mê và tử vong.
Bác sĩ Cấp khuyến cáo: "Bệnh nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn phải nằm viện điều trị lâu dài, phải lọc máu vì vậy chi phírất tốn kém. Sau điều trị, nhiều người có di chứng như cắt cụt tay, chân, bị điếc. Vì vậy, không nên ăn tiết canh của bất kỳ động vật nào." bác sĩ Cấp khuyến cáo.
Người bị viêm màng não do liên cầu khuẩn thường có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, ù tai, điếc, cứng gáy, rối loạn tri giác… xuất huyết đa dạng ở một số nơi trên cơ thể.
Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc tiêu hóa với các biểu hiện như: sốt, đi cầu nhiều lần, phân lỏng, cơ thể lạnh, run... trước khi có biểu hiện của viêm màng não.
Trường hợp nặng, bệnh nhân bị sốc nhiễm độc, trụy mạch, cơ thể lạnh, tụt huyết áp, nhiễm khuẩn huyết cấp tính, rối loạn đông máu nặng, suy hô hấp, suy đa phủ tạng, hôn mê và tử vong.
Bác sĩ Cấp khuyến cáo: "Bệnh nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn phải nằm viện điều trị lâu dài, phải lọc máu vì vậy chi phírất tốn kém. Sau điều trị, nhiều người có di chứng như cắt cụt tay, chân, bị điếc. Vì vậy, không nên ăn tiết canh của bất kỳ động vật nào." bác sĩ Cấp khuyến cáo.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin
Bình luận của bạn