Nhiệt độ Trái đất đã chạm ngưỡng kỷ lục trong năm 2016

Tổ chức Khí tượng Thế giới công bố rằng năm 2016 là năm nóng nhất kể từ dữ liệu về nhiệt độ trung bình Trái đất năm 1880.

Thiên nhiên nổi giận

Việt Nam đứng thứ 7 toàn cầu về thiệt hại do biến đổi khí hậu

Đối mặt với biến đổi khí hậu qua ảnh

TPCN phòng... biến đổi khí hậu

Ăn chay sẽ gây ra thiên tai, lũ lụt?

Đây là thông tin được Tổ chức Khí hậu Thế giới (WMO) của Liên hợp quốc công bố tại Geneva, Thụy Sỹ hôm qua (18/1). Báo cáo được công bố chỉ 2 ngày trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, người vốn nhiều lần đặt câu hỏi về việc liệu biến đổi khí hậu có phải do lỗi của con người gây ra không?.

Theo bản báo cáo, nhiệt độ trung bình bề mặt Trái đất trong năm 2016 đã tăng 0,83 độ C, tăng cao hơn mức nhiệt độ trung bình dài hạn trong khoảng thời gian từ năm 1961 đến 1990.

Các hoạt động của con người là nguyên nhân tăng lượng khí nhà kính khiến Trái đất nóng lên

Nhiệt độ tăng cao chủ yếu là do các khí thải nhà kính do con người gây ra, cộng với một phần ảnh hưởng của hiện tượng El Nino từ Thái Bình Dương thổi vào. Chính con người cũng đã làm tăng lượng khí thải này khi không ngừng đốt nhiên liệu hóa thạch và chặt phá rừng.

Nhiệt độ Trái đất có thể sẽ tiếp tục chạm mức mới vào năm 2017. Trước đó, vào năm 1880, nhiệt độ Trái đất cũng đã từng chạm mức kỷ lục.

Báo cáo cũng chỉ rõ, năm qua, Trái đất đã phải đối mặt với hiện tượng thời tiết cực đoan như cháy rừng nghiêm trọng tại Canada, tình trạng nắng nóng và mức nhiệt tăng cao kéo dài ở Ấn Độ, với nhiệt độ cao lên đến 51 độ C vào tháng 5/2016.

Một bộ phận lớn băng ở Nam Cực đang bị tan chảy nhanh chóng do biến đổi khí hậu toàn cầu (Ảnh: AP)

Các vỉa san hô tại Australia đã bị tàn phá nghiêm trọng do sự gia tăng của nhiệt độ Trái đất. Trong khi Bắc Cực cũng bị tan chảy và giảm số lượng ở mức kỷ lục.

Các nhà nghiên cứu nhận định năm 2017 có thể không phá kỷ lục về độ nóng, nhưng sẽ là một trong 5 năm nóng nhất.

Tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hợp Quốc diễn ra tại Paris năm 2015, Chính phủ các nước trên thế giới đã từng nhất trí với kế hoạch loại bỏ dần việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch, thay vào đó bằng các nhiên liệu có khả năng tái chế như năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Các nước cũng nhất trí sẽ giới hạn tình trạng nóng lên của Trái Đất ở mức dưới 2 độ C, trên mức nhiệt của thời kỳ tiền công nghiệp.

Mun Mun H+ (Theo Reuters)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin