Ăn chay có lợi cho sức khỏe nhưng có hại cho môi trường
Bạn có biết những thực phẩm nào đã bị biến đổi gene?
Con nghiện smartphone và khuôn mặt biến dạng như phim kinh dị
Biến dạng mạch máu gây bệnh Alzheimer
Những điều bạn chưa biết về thực phẩm biến đổi gene
Bài phát biểu của diễn viên Arnold Schwarzenegger một nhà bảo vệ môi trường tại Cuộc đàm phán khí hậu của Liên Hợp Quốc tại Paris cho thấy, ăn một chế độ ăn chay thực sự có thể tác động vào biến đổi khí hậu. Khuyến nghị về Dinh dưỡng hàng ngày cho người Mỹ, USDA khuyên người dân nên ăn nhiều trái cây, rau quả, sữa và hải sản.
Biến đổi khí hậu đang là vấn nạn toàn cầu
Trong một nghiên cứu của Đại học Carnegie Mellon (Mỹ), các nhà khoa học phát hiện khuyến nghị của USDA có hại cho môi trường vì những loại thực phẩm này tốn nhiều tài nguyên, phát thải nhiều khí nhà kính hơn so với thực phẩm từ động vật khác cùng lượng.
Cụ thể, cùng một lượng calorie từ rau diếp và thịt xông khói, quá trình trồng cấy và chế biến chỗ rau diếp đó sẽ thải ra lượng khí nhà kính cao gấp 3 lần so với quá trình tạo ra thịt xông khói.
"Nhiều loại rau thông thường đòi hỏi bạn phải tốn nhiều tài nguyên hơn để trồng hơn so với thức ăn từ động vật. Cà tím, cần tây, dưa chuột đặc biệt có hại cho môi trường khi so sánh với thịt lợn hoặc thịt gà", nhà nghiên cứu Paul Fischbeck cho biết.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nếu con người có thể kiểm soát được cân nặng của mình, ăn ít calorie thì điều này có tác dụng rất tích cực với môi trường, giảm lượng năng lượng phải sử dụng và giảm lượng khí thải nhà kính từ chuỗi cung ứng thực phẩm xuống 9%.
Một chế độ ăn chay có sự kết hợp của cả trái cây, rau quả, sữa và hải sản có thể tác động có hại cho môi trường: Sử dụng năng lượng tăng 38%, nước tăng 10% và khí nhà tính phát thải tăng 6%.
Biến đổi khí hậu đang là một vấn đề toàn cầu, gây ra thiên tai như hạn hán, lũ lụt, động đất, sóng thần do đó, không quá để nói rằng, ăn chay chính là một hoạt động phá hoại môi trường sống của con người.
Bình luận của bạn