Những cách làm ấm cơ thể hại nhiều hơn lợi

Sưởi ấm bằng bếp than dễ gây ngộ độc khí, vô cùng nguy hiểm

Lưu ý không thể bỏ qua khi dùng túi sưởi

5 người thương vong vì sưởi than

Thực phẩm nào giữ ấm cơ thể mùa đông?

Giữ ấm đôi chân ngày đông

Sử dụng điều hòa, máy sưởi không đúng cách: Gây mất nước cơ thể

Những ngày rét đậm, không ít các gia đình tìm các thiết bị sưởi ấm như quạt sưởi, điều hoà... Thế nhưng, các thiết bị này đều khiến không khí bị khô và bí bức. 

Nhiều gia đình có trẻ nhỏ lạm dụng máy sưởi cả ngày sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể

Việc lạm dụng  các sản phẩm này để giữ ấm ngay cả khi trời không quá lạnh hoặc dùng sai cách (để nhiệt độ quá cao, chiếu thẳng vào người…) sẽ làm cho da chúng ta dễ bị mất nước, dẫn đến khô da, da nứt nẻ… Nguy hiểm hơn, chúng còn ảnh hưởng đến hệ hô hấp vì cản trở lưu thông qua mũi, tăng lượng vi khuẩn sinh sôi trong môi trường ấm nóng.

Việc sử dụng máy điều hoà và máy sưởi quá nhiều trong thời tiết lạnh cũng khiến sức đề kháng của cơ thể giảm, cơ thể sẽ chịu lạnh kém và dễ nhiễm lạnh hơn. Chỉ khi thời tiết quá lạnh mới nên dùng các thiết bị sưởi ấm, và khi sử dụng các loại thiết bị này chúng ta cần để chậu nước trong phòng và chỉ nên dùng một vài tiếng trong ngày, không nên sử dụng 24/24 giờ. 

Đốt than để sưởi ấm: Dễ gây bỏng, ngộ độc khí

Nhiều người đốt hoặc tận dụng than củi hoặc than tổ ong để sưởi ấm. Tuy nhiên, cách làm này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí tử vong vì nguy cơ bị bỏng hay ngộ độc khí.

Trong phòng kín, khí CO2 thoát ra trong quá trình đốt than sẽ khiến nhiều người cảm thấy khó thở rồi dẫn đến ngất hoặc lịm đi ngay khi đang ngủ.

Nếu ngửi nhiều các loại than đốt cũng dễ mắc các bệnh hô hấp như hen, viêm phế quản, viêm phổi, suy tim mạch, tổn thương não, mất trí nhớ, thoái hóa não, trí tuệ sa sút, mất khả năng làm việc… Khi bị ngộ độc khí CO2, các biến chứng có thể xảy ra là tràn khí vào màng phổi, màng bụng, trung thất, dưới da, hẹp khí quản…

Ngoài ra, khi đặt than trong nhà, phòng để sưởi cũng có thể gây hỏa hoạn hoặc bỏng nặng do va phải chậu than hoặc có vật bắt lửa.

Miếng dán giữ nhiệt có thể gây bỏng với làn da mỏng, nhạy cảm

Lạm dụng các miếng dán giữ nhiệt: Dễ gây bỏng

Ưu điểm của miếng dán giữ nhiệt là tiện dụng, làm ấm nhanh nên được nhiều người ưa dùng. Thế nhưng, nó lại có thể gây bỏng nhất là đối với làn da mỏng, nhạy cảm. Tuy nhiên, nhiệt độ của miếng dán giữ ấm không cao, nên chỉ có thể bỏng ở nhiệt độ thấp. Chỗ da bị bỏng thường tấy đỏ, phồng rộp, tróc da hoặc nhợt nhạt. Tuy nhiên, nó cũng khiến người bị bỏng khó chịu và phải điều trị tích cực để khỏi bệnh.

Vì thế, bạn nên dán miếng giữ nhiệt qua một lớp áo mỏng. Tránh sử dụng ở một vị trí trong thời gian dài, luôn luôn chú ý quan sát tình trạng da, ngăn chặn nhiệt độ cục bộ quá cao gây ra bỏng.

Để giữ ấm cơ thể một cách an toàn,  BS. Nguyễn Văn Hậu - BV Quân đội 103 lưu ý:

- Chú ý giữ ấm những bộ phận dễ bị lạnh như cổ, tai, mũi, tay, chân, lưng… Đi ra ngoài cần mặc áo khoác chất liệu chắn gió, đeo khẩu trang.
- Đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn.
- Tuyệt đối không đốt than củi, than tổ ong, lá cây trong phòng kín để sưởi, vì đã có nhiều trường hợp bị hôn mê, tổn thương não.
- Không nên uống rượu bia khi đi ra ngoài trời lạnh tránh bị đột quỵ.
- Duy trì tập thể thao thường xuyên giúp làm ấm cơ thể, có sức khỏe tốt hơn, phòng chống lại bệnh tật.
- Không nên ăn uống đồ lạnh, đồ ăn vừa lấy từ tủ lạnh ra vì dễ làm cơ thể bị lạnh.
- Tuyệt đối không tắm khuya, hoặc tắm quá lâu, hoặc tắm nơi không kín gió…
Đỗ Ngoan H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin