Lễ hội Đôn-ta là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của đồng
bào Khmer, còn được gọi là lễ cúng ông bà, được tổ chức hàng năm từ 29/8 đến 1/9 âm lịch. Trong lễ
Đôn-ta có hội đua bò kéo bừa truyền thống rất độc đáo với sự tham gia của 38 đôi bò. Tổ chức hội
đua bò quy mô nhất phải kể đến là vùng Bảy Núi, An Giang. Đây là dịp những người đàn ông trong
phum, sóc trổ tài dũng cảm, sự khôn khéo của mình trước cộng đồng. Lễ hội năm nay sẽ tổ chức từ
ngày 3 đến 5/10.
Hội đua bò ở vùng Bảy Núi, An giang. Ảnh: thesaigontimes.
Đây là lễ hội lớn nhất, đông vui nhất của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận. Lễ hội tưởng
niệm các vị anh hùng dân tộc, tổ tiên, ông bà cùng các vị thần linh và vua Pôklông Garai, vua
Prôme.
Năm nay lễ hội Kate Ninh Thuận sẽ diễn ra ở 3 khu vực chính gồm đền Po Ina Nagar, Ninh Phước; tháp
Po Klaong Garay, Phan Rang; tháp Chàm và tháp Po Rome, Ninh Phước trong các ngày 3, 4 và 5 tháng
10. Trong khi đó, lễ hội Katê 2013 ở Bình Thuận sẽ diễn ra từ ngày 3/10 - 4/10 tại di tích tháp
Chăm Pô Sah Inư, thành phố Phan Thiết.
3. Lễ hội chùa Keo Hành Thiện
Chùa Keo là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam với kiến trúc 400 năm tuổi, thuộc làng Hành
Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, Nam Định. Từ mùng 8 đến hết ngày 16 âm lịch tháng 9 hằng
năm, nơi đây diễn ra lễ hội Chùa Keo để kỷ niệm ngày sinh của thánh tổ Không Lộ. Ngoài các nghi lễ
truyền thống, lễ hội còn tổ chức đua thuyền truyền thống với nhiều nghi thức độc đáo. Năm nay, lễ
hội chùa Keo sẽ diễn ra từ ngày 12 đến 20/10.
4. Lễ hội Dinh Thầy - Thím
Lễ hội Dinh Thầy - Thím đã từ lâu trở thành một nét văn hóa đặc sắc riêng có của Bình Thuận. Lễ
Hội được tổ chức vào các ngày 18,19 và 20/10/2013 (tức ngày 14,15,16 tháng 9 âm lịch), tại khu di
tích lịch sử - văn hóa Dinh Thầy - Thím ở xã tân Tiến, thị xã Lagi. Ngoài cầu nguyện sức khỏe, hạnh
phúc cho gia đình và cho công việc làm ăn thuận lợi, phần hội như với nhiều trò chơi như Chèo Bả
Trạo, diễn xướng tích Thầy, biểu diễn võ thuật, thi lắc thúng, gánh cá đi bộ… thu hút đông đảo du
khách tham gia.
5. Lễ Kin Lẩu Khẩu Mẩu
Lễ Kin Lẩu Khẩu Mẩu còn được gọi là lễ tạ ơn hay lễ hội cốm mới, thường diễn ra vào rằm tháng 9
(tức 19/10) của người Thái ở Mường So, Phong Thổ, Lai Châu. Đây là dịp để tạ ơn vì một mùa vụ bội
thu, là cơ hội để trai gái đua tài, tìm hiểu nhau, cũng như người dân được giao lưu, vui chơi thoải
mái.
Trong lễ hội, phần không thể thiếu là hoạt động chọn lúa làm cốm. Ngoài ra, lễ Kin Lẩu Khẩu Mẩu
cũng tổ chức nhiều trò chơi dân gian thú vị như cầu lông gà, ném còn, kéo co... Đây cũng là dịp
đồng bào Thái mời khách thập phương những món ăn truyền thống như rêu đá, cá nướng, cơm
nếp...
6. Lễ hội chùa Cổ Lễ
Chùa Cổ Lễ là một quần thể kiến trúc đạo Phật và tín ngưỡng Việt Nam mang các yếu tố kiến trúc
gô-tích ở Nam Định. Từ ngày 13 đến 20/10 (tức 13 đến 16 tháng 9 âm lịch), nơi đây sẽ diễn ra lễ hội
chùa Cổ Lễ nhằm tưởng niệm Đức Thánh tổ hóa thân. Đây là một trong những lễ hội truyền thống tiêu
biểu của tỉnh Nam Định. Ngoài phần hội và phần lễ độc đáo, du khách đến đây còn ấn tượng về một
quần thể di tích với tháp "Cửu phẩm liên hoa" gồm 11 tầng.
7. Vía Quan Âm
19/2, 19/6 và 19/9 âm lịch là 3 ngày vía quan trọng nhất trong năm của các Phật tử khắp nơi trên
thế giới. Mỗi ngày vía của Quan Âm đều có một ý nghĩa riêng biệt. Trong đó, 19/2 là ngày vía Quan
Thế Âm đản sanh, 19/6 là ngày vía Quan Thế Âm thành đạo và 19/9 là ngày vía Quan Thế Âm xuất gia.
Trong ngày 23/10 năm nay (tức 19/9 âm lịch), các bà con Phật tử sẽ đổ về các chùa miếu có thờ Quan
Âm để dâng hương cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, gia đình hạnh phúc.
Người người dâng hương ngày Vía Quan Âm ở Tp HCM. Ảnh: hochiminhcity.gov.vn
8. Lễ Hội Trùng Cửu
Lễ hội Trùng Cửu được tổ chức hàng năm tại Nhà Lớn, xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu từ đêm mùng 8
đến ngày 9/9 Âm lịch. Năm nay lễ hội sẽ diễn ra từ đêm 12/10 đến 13/10. Đây là lễ cầu an, tưởng nhớ
đến công đức của Ông Trần. Các nghi lễ không tổ chức linh đình như nhiều lễ hội khác chủ yếu là
khách thập phương đi dâng hương và nguyện cầu. Ngoài ra, du khách còn đặc biệt ấn tượng với di tích
kiến trúc nghệ thuật Nhà Lớn và những phong tục tập quán cổ xưa vẫn được bảo tồn và phát huy hàng
trăm năm nay.
9. Hội chùa Am và đình Lại Trì
Chùa Am và đình Lại Trì xã Vũ Tây, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình là nơi thờ tự Quốc sư Dương
Không Lộ, người có công chữa khỏi bệnh cho vua Lý Thái Tông. Hàng năm, lễ hội chùa Am diễn ra vào
ngày 2/9 trong khi đó lễ hội đình Lại Trì kéo dài từ 13/9 đến 15/9 âm lịch. Đây là ngày hội lớn của
cả vùng Kiến Xương với nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn như chơi cờ người, tổ tôm điếm, bắt vịt,
đặc biệt nhất là rước và thi bơi thuyền.
Bình luận của bạn