Những lưu ý khi bày mâm ngũ quả ngày Tết để cả năm 2021 “lộc lá”

Cách bài trí mâm ngũ quả ngày Tết của 3 miền có nhiều sự khác biệt

Bày biện mâm ngũ quả cho đúng để tránh tán gia bại sản, sức khỏe hao mòn

Quyền lực của loại quả mang tên Phật

Ăn xoài sức khoẻ đủ xài cả năm

Mâm ngũ quả Tết này tốn kém bao nhiêu?

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết

Mâm ngũ quả ngày Tết để gia chủ cúng tổ tiên, thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành cho gia đình.

Mâm ngũ quả cũng thể được cho 5 yếu tố Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ đã cấu thành nên vũ trụ trong quan niệm của người Việt nói riêng và của văn hóa Á Đông nói chung.

Tùy vào từng vùng mà mâm ngũ quả sẽ có những loại quả, cách bày khác nhau, tuy nhiên chúng đều mang ý nghĩa cầu cho Phú - Quý - Thọ -  Khang - Ninh, đồng thời mâm ngũ quả ngày Tết còn là biểu hiện công sức, thành quả của người nông dân sau một năm dài làm việc vất vả, biểu trưng cho sự sung túc, đủ đầy.

Lưu ý khi bày mâm ngũ quả

Khi bày mâm ngũ quả ngày tết cần kiêng kị gì?

Gia chủ tuyệt đối không nên đặt hoa quả giả lên thờ cúng. Mặc dù hoa quả giả để được lâu, không lo thối hỏng, tuy nhiên lại không tốt về mặt tâm linh. Theo các chuyên gia phong thủy, việc bày hoa quả giả trên bàn thờ ngày Tết bị coi là không tôn trọng thần linh, gia tiên, dễ bị "quở trách" khiến tiền tài thì ra, xui rủi thì đến.

Ngoài ra, gia chủ cần chú ý không nên rửa sạch hoa quả trước khi bày biện vì sẽ làm quả sớm bị héo hoặc thối nếu có chỗ đọng nước, chỉ cần dùng khăn giấy ẩm lau sạch quả là được. Bên cạnh đó, nên chọn hoa quả ương, xanh, không nên bày hoa quả chín vì để lâu trên ban thờ khói nhang, rất dễ khiến hoa quả chín nhanh chóng bị thối hỏng.

Mâm ngũ quả ngày Tết gồm những quả gì?

Tùy vào mỗi vùng miền mâm ngũ quả sẽ gồm các loại trái cây khác nhau.

Mâm ngũ quả miền Bắc

Người miền Bắc bày mâm ngũ quả theo thuyết Ngũ hành trong văn hóa phương Đông là vạn vật dung hòa cùng đất trời. Vì thế, mâm ngũ quả cũng phải phối theo 5 màu: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng. Cách bài trí, sắp xếp màu sắc từng loại quả xen kẽ với nhau để đẹp mắt, hợp phong thủy ngày Tết.

Mâm ngũ quả miền Bắc có các loại quả đặc trưng như chuối, bưởi, phật thủ, cam, quýt, quất, đào, hồng, táo, lựu,…

Mâm ngũ quả miền Nam

Người miền Nam bày mâm ngũ quả theo mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài” ước mong năm mới đủ đầy, sung túc, tương ứng với 5 loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Ngoài ra, còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn.

Mâm ngũ quả miền Trung

Người Trung không quá cầu kỳ hay thiên về hình thức của mâm hoa quả mà chủ yếu “có gì cúng nấy” thành tâm và kính bái đối với tổ tiên. Mâm ngũ quả bao gồm chuối, mãng cầu, sung, dưa hấu, đu đủ, xoài,… và một số loại khác tùy theo mỗi gia đình.

Lê Tuyết H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa