Ý nghĩa quả Phật Thủ trên mâm ngũ quả và những bài thuốc từ Phật thủ
Quả phật thủ: Dược liệu quý từ thiên nhiên
Quả quất phòng bệnh mùa Đông như thế nào?
Mâm ngũ quả 3 miền Bắc Trung Nam có gì?
Ý nghĩa mâm ngũ quả trong văn hóa 3 miền
Phật thủ là giống cây ăn quả có “họ hàng” với cam, chanh hay bưởi. Tên gọi của loài cây này xuất phát từ hình dáng của quả chia nhánh trông như bàn tay Phật.
Tuy nhiên, khác với người anh em cam quýt, Phật thủ có rất ít nước và thường không có hạt. Ở Việt Nam, người dân chỉ trưng bày Phật thủ trên mâm ngũ quả và để thờ cúng mà ít biết cách tiêu thụ nó theo cách thông thường. Thực tế, bạn vẫn có thể ăn Phật thủ khi còn tươi, ngâm rượu, chế biến thành các món ăn ngon và thậm chí cả thuốc chữa bệnh.
Phật thủ là giống cây bản địa của Trung Quốc và Nhật Bản, được trồng khá phổ biến ở Việt Nam
Công dụng ít biết của quả Phật Thủ
Theo Đông y, Phật thủ vị cay, đắng, chua, tính ấm. Y học hiện đại cho thấy, phật thủ chứa nhiều vitamin C, acid hữu cơ, tinh dầu… Chính vì vậy, quả Phật thủ có nhiều lợi ích cho sức khoẻ bao gồm:
Giảm đau
Phật thủ chứa coumarin, limonin, và diosmin có khả năng chống viêm, giảm sưng và giảm đau. Rượu ngâm phật thủ khi thoa lên vết bầm tím có hiệu quả làm tan vất bầm tím nhanh.
Các vấn đề về hô hấp
Khi bị ho ra đờm, đau rát họng, hãy ngậm Phật thủ ngâm với đường có thể giúp giảm đau và hạn chế đờm. Hoặc có thể áp dụng bài thuốc: Phật thủ khô 6gr, bán hạ chế gừng (tẩm nước gừng sao vàng) 6gr, sắc với nước, pha thêm chút đường để uống.
Rối loạn tiêu hóa
Nếu bạn bị tiêu chảy, chuột rút, đầy hơi hoặc táo bón, hãy sử dụng bài thuốc sau để giảm bớt tình trạng viêm ở niêm mạc dạ dày, giúp làm dịu các cơn co thắt để tiêu hóa và bài tiết có thể diễn ra bình thường:
Phật thủ tươi 12 - 15gr (khô 6gr), hãm với nước sôi uống thay trà trong ngày.
Phật thủ khô, huyền hồ sách mỗi thứ 6gr, sắc với nước, chia 2 - 3 lần uống trong ngày.
Phật thủ khô 6gr, thanh bì 9gr, xuyên luyện tử 6gr, sắc với nước, chia 2 - 3 lần uống trong ngày.
Từ quả Phật thủ có thể chế thành rất nhiều món khác nhau như: Rượu Phật thủ, siro, cháo, trà, món hầm…
Kinh nguyệt khó chịu
Các chất chống viêm của Phật thủ kết hợp với một số chất chống oxy hóa khác của nó là một giải pháp hoàn hảo nếu bạn đang phải đối mặt với vấn đề khó chịu do kỳ kinh gây ra như: Đau tức bụng, chuột rút, thay đổi tâm trạng... Bạn chỉ cần làm theo cách: Lấy vỏ quả Phật thủ tươi xắt nhỏ, trộn đều với đường, ăn ngày 3 - 4 lần, mỗi lần vài miếng, nhai rồi nuốt dần.
Tăng cường miễn dịch
Hợp chất polysaccharide được tìm thấy trong quả Phật thủ có thể kích thích hoạt động đại thực bào (marcrophage), thúc đẩy tốc độ và hiệu quả của hệ thống miễn dịch. Chính vì vậy, ăn Phật thủ có thể phòng ngừa và hỗ trợ chữa cảm lạnh, cúm.
Hạ huyết áp an toàn
Rượu ngâm Phật thủ hoạt động như một loại thuốc giãn mạch, giúp thư giãn và làm giãn nở mạch máu mạch vành, tăng lưu thông, hạ huyết áp an toàn. Từ đó, góp phần làm giảm nguy cơ phát triển xơ vữa động mạch, đau tim hoặc đột quỵ. Điều này làm giảm đáng kể sự căng thẳng trên hệ thống tim mạch và thúc đẩy một lối sống khỏe mạnh lâu dài.
Lưu ý: Ở Việt Nam, Phật thủ chủ yếu là để làm cảnh, trưng Tết do đó để quả đẹp và không bị sâu người trồng đã sử dụng thuốc sâu rất nhiều. Vì vậy, chỉ nên sử dụng quả Phật thủ với mục đích chăm sóc sức khoẻ khi xác định chúng không dính thuốc trừ sâu hoặc thuốc kích thích, không bị dập nát hay sâu bọ.
Mặc dù có nhiều lợi ích thu được từ quả Phật thủ, tuy nhiên hãy tham vấn bác sỹ, chuyên gia y tế trước khi sử dụng loại trái cây này. Nếu bạn bị huyết áp thấp, không nên sử dụng loại quả này.
Bình luận của bạn