Một số loại nhựa cấu tạo nên chai nước có thể gây hại cho sức khỏe
Đừng bơm nước lại những chai nhựa để tái sử dụng nhiều lần, hiểm họa khôn lường
Sự thật về những ký hiệu tưởng như vô hại ở đáy chai
Nguy hiểm khó lường khi sử dụng nước uống đựng trong chai nhựa
“Ăn bóng nước” - bạn đã thử chưa?
Không phải loại nhựa nào cũng có thể tái sử dụng
Ký hiệu số 1 nghĩa là bạn chỉ nên sử dụng chai nhựa này 1 lần duy nhất
Một số loại nhựa được sử dụng để sản xuất chai nhựa có thể thải ra các hóa chất nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, điều cần thiết là bạn nên chú ý đến các ký hiệu về loại nhựa được in trong hình tam giác dưới đáy chai.
- Nếu chai nhựa có ký hiệu số 1 (PET hoặc PETE) nghĩa là chai này chỉ an toàn khi được sử dụng một lần duy nhất. Vì khi tiếp xúc với oxy, nhiệt độ cao, kể cả ánh nắng mặt trời cũng có thể khiến loại nhựa cấu tạo nên chai đó thải ra các chất độc hại vào trong nước và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Tránh các chai nhựa có ký hiệu 3 hoặc 7 (PVC và PC) vì các hóa chất trong các loại nhựa này có thể ngấm vào thức ăn, đồ uống của bạn và có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, đặc biệt khi được tiếp xúc trong một thời gian dài.
- Các loại chai được làm từ polyethylene (ký hiệu 2 và 4) và polypropylene (5 và PP) sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, đây là những loại nhựa an toàn khi bạn chỉ tái sử dụng để đựng nước và thường xuyên khử trùng làm sạch chúng.
Chai nhựa sử dụng nhiều lần là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển
Cẩn trọng nguy cơ mắc bệnh vì sử dụng chai nhựa nhiều lần
Các nhà khoa học nói rằng, uống nước được đựng trong các chai nhựa đã được sử dụng nhiều lần có thể bẩn như khi bạn đang uống nước trong bồn vệ sinh, thậm chí còn có thể “tồi tệ” hơn. Lượng vi khuẩn trong các chai này thường vượt quá giới hạn an toàn, do đó dễ khiến bạn gặp các vấn đề về tiêu hóa và làm tăng nguy cơ dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác.
Nếu có ý định tái sử dụng chai nhựa để đựng nước hoặc thực phẩm, bạn nên rửa sạch và súc chai thường xuyên với giấm, nước súc miệng kháng khuẩn hoặc nước rửa chén để ngăn ngừa sự tích tụ của các vi khuẩn….
Chú ý đến cổ cai
Nghiên cứu cho thấy rằng, các vi khuẩn sống trên cổ chai và trong “gen” của nắp chai có thể chứa đầy mầm bệnh và dễ dàng được bạn nuốt vào khi uống nước. Vì vậy, ngay cả khi đã rửa và súc thật sạch chai, chúng ta vẫn có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm, thậm chí là mắc bệnh viêm gan A. Do đó, để an toàn bạn hãy chú ý cọ sạch cả cổ chai và nắp chai khi thực hiện vệ sinh chai nước.
Bình luận của bạn