Hai giải Nobel ráp mí, thành tựu nhân lên
Georges Köhler, qua đời ở tuổi 48. Khoảng 1975 - 1976, Köhler và Milstein làm được kỳ tích. Một tế bào miễn dịch gọi là lymphô bào có khả năng sản xuất kháng thể được kết hợp với một tế bào ung thư tuỷ xương có tính bất tử tạo ra bướu lai để sản xuất các kháng thể đơn dòng (KTĐD) thật đặc hiệu, thuần khiết. Köhler, lúc bấy giờ là một học viên trẻ sau đại học, làm việc với thầy đỡ đầu César Milstein tại labô sinh học phân tử ở Cambridge, nước Anh.
Chính phủ Anh nâng đỡ labô này, nhưng không nhận ra ý nghĩa thương mại thần kỳ của kỹ thuật này, nên không cấp môn bài. Đâu ngờ thị trường kinh doanh các KTĐD là phần phát triển nhanh nhất trong công nghệ dược, có lợi nhuận phỏng định là 49 tỉ vào năm 2013.
Cơ quan Thuốc và thức ăn của Mỹ (FDA) cho phép sử dụng KTĐD đầu tiên OKT3 năm 1986. Sau đó rất nhiều KTĐD được FDA cấp phép cho điều trị các bệnh tim mạch, bệnh miễn dịch tự thân và nhiều bệnh ung thư.
Giải Nobel Y học năm 1984 trao cho César Milstein và Georges Köhler. César Milstein mất năm 2002, ở tuổi 74. Georges Köhler chết ở Freiburg nước Đức năm 1995 ở tuổi 48 vì bệnh tim mà như ông sống đủ để cống hiến cho chúng ta điều thần kỳ trong y học.
Hai mươi tám năm trước. Giải Nobel Sinh lý hoặc Y học 1986 đã tôn vinh hai nhà nghiên cứu. Rita Levi-Montalcini đã qua đời năm 2012, thọ đến 103 tuổi. Stanley Cohen nay 92 tuổi, còn sống để chứng kiến thành quả cống hiến của mình.
Vào năm 1952, bác sĩ Rita Levi-Montalcini chứng minh được yếu tố tăng trưởng sợi thần kinh (NGF) là một chất làm phát triển sợi thần kinh. Sau đó Stanley Cohen khám phá yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGF) và thụ thể EGFR phân lập được NGF, cần thiết cho sự sống còn của các tế bào thần kinh
Được đà, Cohen lại phát hiện thêm yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGF), chất này kích thích sự lớn mạnh của các tế bào biểu bì ở lớp ngoài cùng của da và của giác mạc mắt.
EGF kích thích hàng loạt tế bào khác nhau như là tế bào gan, tế bào mạch máu, các
tế bào nội tiết tuyến giáp, tuyến yên và các buồng trứng. Cohen cũng thấy được ở bề mặt tế bào có
các vị trí (gọi là các thụ thể) tiếp nhận các yếu tố tăng trưởng, từ đó các tín hiệu được chuyển
vào bên trong tế bào. Khám phá NGF và EGF dẫn đến việc tìm ra nhiều yếu tố tăng trưởng khác: yếu tố
tăng trưởng giống insulin, yếu tố PDGF, Interleukin -2, EGGF, FGF. Chỉ mới hơn nửa thế kỷ, khám phá
này đã đưa sinh học và y học tiến xa biết bao. Đến nay, người ta đã biết được hàng trăm yếu tố tăng
trưởng và các thụ thể hoạt động ở hầu hết các ngõ ngách sinh học.
Kỷ nguyên mới điều trị ung thư. Tôi thấy thật sững sờ trước chuyện ráp mí hai giải Nobel Y học: các yếu tố tăng trưởng (EGF) và thụ thể (EGFR) bị đột biến trở thành đích nhắm của KTĐD. Các yếu tố tăng trưởng gắn vào các thụ thể (chỗ tiếp nhận) trên mặt tế bào bình thường và ung thư, ra lệnh cho các tế bào tăng trưởng. Vài loại tế bào ung thư có nhiều thụ thể bị đột biến nên tăng trưởng nhanh. Thành tựu nhân lên tuyệt vời. Dùng các KTĐD khoá các thụ thể này lại, các yếu tố tăng trưởng tịt ngòi. Lần lượt nhiều KTĐD được chính thức dùng điều trị cho nhiều loại ung thư khác nhau.
Köhler chỉ sống 48 tuổi mà như đủ thọ để cống hiến cho đời. Cohen 92 tuổi còn tiếp tục chứng kiến thành quả của mình.
Sống thọ và thành tựu
Tôi đếm được 17 vị đoạt giải Nobel qua đời năm 2013.
Sống lâu trăm tuổi. Theo tổ chức Nobel, Ronald H.Coase là người đoạt giải Nobel sống lâu nhất, mất vào tháng 9/2013 ở tuổi 102. Coase đoạt giải Nobel Kinh tế vào năm 1991. Di sản lâu dài của Coase thể hiện rõ ở viện Coase Sandor, đặt tên tôn vinh Ronald Coase và Richard cùng Ellen Sandor, hai người hiến tặng.
Tôi vô cùng thích thú với việc ông tiếp tục tạo dấu ấn khi vào tuổi 101 còn ra cuốn sách cuối đời How China Became Capitalist (Làm thế nào Trung Quốc trở thành tư bản) đồng tác giả với học trò cũ Ning Wang, vào năm 2012. Trong sách các tác giả vẻ lại sự thay đổi thị trường mà Trung Quốc trải qua trong 35 năm qua. "Trung Quốc đã trở thành tư bản, khi họ thử hiện đại hoá chủ nghĩa xã hội".
Trễ nhất trong năm. Nelson Mandela, nhà lãnh đạo Nam Phi chiến đấu chống kỳ thị chủng tộc đã qua đời ngày 5/12/2013 ở tuổi 95. Là tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi, Mandela đã thương lượng sự chuyển tiếp hoà bình từ sự thống trị của thiểu số vào những năm 1990 và được trao giải Nobel Hoà bình năm 1993, cùng với tổng thống tiền nhiệm F.W. de Klerk. Cả hai hợp tác để chấm dứt hệ thống chính trị kỳ thị chủng tộc.
Thành kính phân ưu và tri ân các ân nhân của nhân loại. Các vị đoạt giải Nobel đã qua đời năm 2013: (1) Robert C. Richardson chia giải Vật lý năm 1996, thọ 75 tuổi. (2) Robert G. Edwards nhận giải Sinh lý hoặc Y học năm 2010 vì công trình thụ tinh trong ống nghiệm, 87 tuổi. (3) François Jacob chia giải Sinh lý hoặc Y học năm 1965 vì khám phá liên hệ tới sự kiểm soát di truyền, 92 tuổi. (4) Christian de Duve chia giải Sinh lý hoặc Y học 1974 vì khám phá các lysôsôm và các perôxysôm, 95 tuổi. (5) Heinrich Rohrer chia giải Vật lý 1986 với Gerd Binnig vì thiết kế kính hiển vi STM giúp phát triển khoa học kỹ thuật nanô, 79 tuổi. (6) Donald Glaser giải Vật lý 1960, 86 tuổi. (7) Jerom Karle chia giải Hoá học 1985 với Herbert Hauptman vì phát minh các phương pháp trực tiếp xác định các cấu trúc của tinh thể, 94 tuổi. (8) Kenneth G Wilson giải Vật lý 1982, 77 tuổi. (9) David Hubel chia giải Sinh lý hoặc Y học 1981 với Torsten Wiesel, 87 tuổi. (10) Lawrence R. Klein giải Kinh tế 1980, 93 tuổi. (11) Doris Lessing, giải Văn học 2007, 94 tuổi. (12) Fred Sanger hai giải Nobel Hoá học 1958 và 1981, 95 tuổi. (13) John W. Cornforth, 96 tuổi. (14) Robert Fogel chia giải Kinh tế năm 1993 với Douglas C. North, 86 tuổi. (15) Thi sĩ Seamus Heaney giải Văn học 1995, 74 tuổi. (16) Ronald H. Coase giải Kinh tế 1991, 102 tuổi. (17) Nelson Mandela, giải Hoà bình 1993, 95 tuổi. |
Bình luận của bạn