Lễ Giáng sinh là ngày lễ kỷ niệm ngày Chúa Jesus sinh ra đời
Giáng sinh: Sao bóng đá hát nhép "Merry Christmas Every Body"
Hình ảnh đón Giáng sinh từ một trại tị nạn ở Iraq
Không khí Giáng sinh khắp thế giới qua ảnh (P1)
Không khí Giáng sinh khắp thế giới qua ảnh (P2)
Nguồn gốc của Lễ Giáng sinh
Lễ Giáng sinh là gì? Lễ Giáng sinh (hay còn gọi là Lễ Thiên Chúa giáng sinh, Noel, Christmas hay Xmas, tiếng Pháp gọi là Noël, viết tắt của từ gốc Emmanuel, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”) là một ngày lễ kỷ niệm ngày Chúa Jesus thành Nazareth sinh ra đời của phần lớn người Cơ đốc giáo.
Người Cơ đốc giáo tin rằng Chúa Jesus được sinh ra tại Bethlehem thuộc xứ Judea (nay là 1 thành phố của Palestine), lúc bấy giờ đang dưới quyền thống trị của Đế quốc La Mã giữa năm 7 Trước Công nguyên và năm thứ 2.
Tương truyền, Chúa Jesus do Đức Mẹ Đồng trinh tự nhiên mang thai mà sinh ra. Sự thụ thai này do “quyền lực thần diệu” của Thượng đế tạo ra trong khi bà Mary còn đồng trinh. Chúa Jesus được sinh ra trong một chuồng ngựa tại Bethlehem và được đặt trong máng cỏ vì lúc đó trong nhà trọ không còn một phòng trống nào. Sau đó, Chúa Jesus được Đức Mẹ Mary và chồng của bà là Joseph nuôi nấng tại Nazareth – một thành phố ở phía bắc Israel.
Tương truyền, Chúa Jesus do Đức Mẹ Đồng trinh tự nhiên mang thai mà sinh ra
Đến năm 312, Hoàng đế La Mã Constantine bỏ đa thần giáo và theo Cơ đốc giáo, bỏ ngày lễ ăn mừng Thần Mặt trời và thay vào đó là mừng ngày Lễ Giáng sinh. Đến năm 354, Giáo hoàng Liberius công bố, ngày 25/12 là ngày chính thức để cử hành Lễ Giáng sinh của Chúa Jesus. Theo thời gian, người ta tổ chức Lễ Giáng sinh ngày càng linh đình, và Lễ Giáng sinh được xem là một ngày lễ quốc tế, với ông già Noel, cây thông Noel, vòng lá mùa vọng và những món quà ý nghĩa…
Ông già Noel
Nguồn gốc của từ “ông già Noel” (Santa Claus) hay thánh Nicholas bắt đầu ở Thổ Nhĩ Kỳ từ thế kỷ thứ IV. Thánh Nicholas đặc biệt được ca tụng vì tình yêu đối với trẻ em và sự hào phóng của ngài.
Năm 1882, bài hát “A visit from St. Nick” (chuyến thăm của thánh Nick) được Clement Clarke Moore viết, sau đó được xuất bản với cái tên “The night before Christmas” (Ðêm trước Giáng sinh). Moore được coi là người đã hiện đại hóa hình tượng ông già Noel bằng hình ảnh một ông già to béo, vui tính trong bộ đồ màu đỏ.
Ông già Noel là một ông già to béo, vui tính trong bộ đồ màu đỏ
Cây thông Noel
Cây thông Noel có nguồn gốc từ Đức từ thế kỷ XVI. Cây thông sống trong khí hậu khắc nghiệt nhưng vẫn giữ được dáng vẻ vững chãi, mạnh mẽ và màu xanh vĩnh cửu. Ngày nay, gần đến dịp Noel, người ta thường sắm một cây thông và trang trí lên đó dây đèn đủ màu cùng với các đồ trang hoàng khác như giấy bạch kim để giả làm tuyết phủ, kẹo xanh trắng đỏ có hình cây gậy, các gói quà giả, các quả bóng nhỏ đủ màu… Cây thông sau khi được trang hoàng như thế thì có tên là cây Noel. Dưới chân cây Noel, người ta để các gói quà do những người trong gia đình mua để tặng cho nhau.
Cây thông sau khi được trang hoàng như thế thì có tên là cây Noel
Quà tặng trong chiếc bít tất
Chuyện kể rằng, một nhà có 3 cô con gái trẻ đến tuổi lập gia đình, nhưng không có chàng trai nào nhòm ngó vì gia cảnh quá nghèo. Quá thương xót, Đức Giám mục Myra đã ném những đồng tiền vàng xuống ống khói nhà của 3 cô gái. Những đồng tiền vàng rơi từ trên nóc nhà xuống đúng các đôi bít tất mà các cô treo hong bên lò sưởi. Các cô gái vô cùng vui mừng và đã thực hiện được nguyện ước của mình.
Câu chuyện thần kỳ trên được lan truyền đi khắp nơi, ai ai cũng muốn mình trở thành người may mắn nên đã bắt chước 3 cô gái treo tất bên lò sưởi để hy vọng nhận được quà, đặc biệt là trẻ em. Mọi người trong nhà cũng nhân cơ hội này để tặng quà cho các em với mong muốn, các em sẽ ngoan ngoãn và học giỏi.
Trẻ em thường treo bít tất trước lò sưởi để mong nhận được quà từ ông già Noel
Bánh khúc cây
Xưa, người phương Tây thường nhóm củi trong lò sưởi trong nhà, họ tin rằng lửa càng kêu lách tách thì các thần dữ sẽ càng tránh xa. Ngày nay, tập tục này không còn vì không mấy nhà còn sử dụng lò sưởi bằng củi. Vì thế, năm 1875, một người thợ làm bánh ở Pháp đã làm ra chiếc bánh ngọt có hình cây củi để mọi người cùng thưởng thức trong đêm Noel. Tục làm bánh hình củi (hay còn gọi là bánh Khúc cây) được lưu truyền cho đến tận ngày nay.
Bánh Khúc cây có mặt trên bàn tiệc nhà bạn trong dịp Noel 2014?
Vòng lá mùa vọng
Vòng lá mùa vọng là vòng tròn kết bằng cành lá xanh thường được đặt trên bàn hay treo lên cao để mọi người cùng nhìn thấy. Vòng lá có hình tròn biểu tượng cho tính vĩnh hằng và tình yêu thương vô tận của Thiên Chúa. Màu xanh lá nói lên hy vọng rằng Đấng Cứu thế sẽ đến cứu con người.
Vòng lá mùa vọng biểu tượng cho tính vĩnh hằng và tình yêu thương vô tận của Thiên Chúa
Quà Giáng sinh
Những món quà Giáng sinh có một ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, đó là món quà mà Thiên Chúa đã ban tặng cho con người. Vì thế, mỗi dịp Giáng sinh, người ta thường mua quà để trao tặng cho người thân, gia đình và đặc biệt là phần thưởng cho sự chăm ngoan và học giỏi của trẻ em.
Bình luận của bạn