Thật khó nói, nhưng đó là những triệu chứng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mọi lứa tuổi. Có thể bạn đang mắc phải một trong những chứng rối loạn kinh nguyệt phổ biến, vì vậy, cần hiểu rõ và biết cách xử lý để bảo vệ sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng. Đau bụng kinh là một trong những triệu chứng khó chịu mà phần lớn chị em đều đã hoặc đang mắc phải.
Đau bụng kinh – chứng rối loạn kinh nguyệt phổ biến nhất
Đau bụng kinh là một hội chứng rất phổ biến ở phụ nữ. Các triệu chứng bao gồm: đau quặn bụng dưới và vùng cơ xương chậu lan đến đùi. Đau bụng kinh sinh ra do prostaglandin và leukotrienes trong chu kỳ rụng trứng. Mức prostaglandin nội mạc tử cung tăng lên trong giai đoạn hoàng thể và kinh nguyệt của chu kỳ, gây ra các cơn co thắt tử cung.
Nhiều cơn đau khiến chị em khổ sở, quằn quại đến mức không thể đi học, đi làm bình thường, đặc biệt ở những ngày đầu của chu kỳ “đèn đỏ”
Tác hại của đau bụng kinh
Đau bụng kinh có thể dẫn tới những ảnh hưởng ở nhiều mức.
Thứ nhất, chứng bệnh này gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt. Cơ thể những ngày kinh nguyệt rất nhạy cảm với vi khuẩn, dễ bị viêm nhiễm vùng kín. Bên cạnh đó, tâm lý phụ nữ giai đoạn này cũng dễ cáu bẳn, khó chịu, bất tiện cho người xung quanh, khó chịu khi đi học, đi làm.
Đau bụng kinh với phụ nữ trưởng thành còn có thể gây bất ổn tới cuộc sống vợ chồng.
“Đối phó” với đau bụng kinh
- Ăn uống: tránh các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, cà phê và các đồ uống có cồn. Nên ăn đồ chua để giảm đau, bổ sung các thực phẩm có nhiều Magie như rau muống, bí ngô, súp lơ và rau xanh. Uống nhiều nước, tối thiểu 8 – 10 cốc mỗi ngày.
- Sử dụng thuốc giảm đau: với các trường hợp bị đau bụng kinh nặng, có thể sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ. Lưu ý, thuốc giảm đau có thể gây nhiều tác dụng phụ, không nên lạm dụng.
-Dùng thảo dược thiên nhiên: khoa học đã chứng minh tác dụng của các vị thảo dược như xuyên khung, đương quy, ô dược, hương phụ, ngải cứu, trần bì, ích mẫu… trong việc điều trị rối loạn kinh nguyệt. Ưu điểm của thảo dược thiên nhiên là rất lành tính, không gây tác dụng phụ với người dùng.
-Giữ vệ sinh vùng kín: thường xuyên chăm sóc, giữ vệ sinh cho vùng nhạy cảm để tránh nhiễm khuẩn, ảnh hưởng tới sức khỏe.
-Thói quen sinh hoạt: tập luyện thể dục thể thao hàng ngày. Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya và ngồi máy tính quá nhiều gây căng thẳng. Bạn có thể mát xa vùng bụng mỗi khi kỳ kinh nguyệt tới, giúp giảm đau và giảm stress. Ngoài ra, việc giữ cho tinh thần thoải mái, thư thái cũng vô cùng quan trọng.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa
Bình luận của bạn