Mổ nội soi có nguy cơ gây nhiễm khuẩn

Vi khuẩn gây bệnh CRE (gồm nhiều chủng như Klebsiella, E.Coli...) đặc biệt nguy hiểm do không đáp ứng bất cứ loại kháng sinh thông thường nào hiện nay, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 50% một khi đã đi vào máu.

Phẫu thuật nội soi tuyến giáp 'made in Việt Nam'

Lần đầu điều trị thành công ung thư dạ dày bằng nội soi

Nội soi đường tiêu hoá bằng một viên thuốc!

Cơ quan Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh (CDC) và Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) vừa đưa ra cảnh báo về nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh CRE (gồm nhiều chủng như Klebsiella, E.Coli...) - đặc biệt nguy hiểm do không đáp ứng bất cứ loại kháng sinh thông thường nào hiện nay, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 50% một khi đã đi vào máu.

Trước đó, từ năm 2012, nhà chức trách đã lên tiếng cảnh báo về các trường hợp do dụng cụ nội soi đã xuất hiện tại nhiều thành phố lớn của Mỹ như Chicago, Pittsburgh, Philadelphia, Seattle... Tuy nhiên, các cảnh báo này được coi là trễ khi mà một số chuyên gia y tế cho rằng, lỗ hổng an toàn này đã bị cơ quan quản lý bỏ qua trong một thời gian dài hơn thế.

Theo các nghiên cứu, những trường hợp đầu tiên đã được phát hiện từ năm 1987. Tuy nhiên, cho đến nay, FDA mới chính thức đưa ra các khuyến cáo lau chùi tỉ mỉ bằng tay một số bộ phận nội soi ống mật được cho là ổ chứa vi khuẩn, bên cạnh quy trình hướng dẫn bởi nhà sản xuất. Điều này gây bức xúc ở các bác sỹ, thậm chí là nghị sỹ của Mỹ.

Lý giải cho vấn đề này, BS William Maisel, Phó Giám đốc Trung tâm Thiết bị và chiếu xạ y tế thuộc FDA, biện hộ: Mãi đến năm 2013 họ mới có trong tay “bằng chứng thuyết phục” rằng thiết bị nội soi ống mật có thể chứa “siêu” vi khuẩn kể cả khi được khử trùng đúng cách. Ông Maisel nói cảnh báo của FDA được đưa ra khi họ đã có một hiểu biết đầy đủ.

Theo số liệu chính thức của FDA, tính trong hai năm 2013 và 2014 cơ quan này nhận được 75 báo cáo liên quan đến khoảng 135 bệnh nhân có khả năng bị nhiễm khuẩn qua thiết bị nội soi. FDA cũng nhìn nhận có thể còn nhiều trường hợp chưa được thống kê đầy đủ.

Trên thực tế, thậm chí trước thời điểm FDA bắt đầu ghi nhận số liệu, nhiều chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo thiết bị nội soi ống mật rất khó để vệ sinh toàn bộ, đặc biệt một bộ phận gọi là “dây thang máy”.

Khánh Hạ (H+)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn