sức khỏe - Ảnh: T.Ngự " src="https://suckhoecong.vn/Images/Uploaded/Share/2014/04/11/Nong-gian-hai-than_1.jpg">
Nóng giận gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe - Ảnh:
T.Ngự
Theo đó, các biến cố tim mạch có nguy cơ xuất hiện ngay lập tức sau những cơn giận bộc phát và nếu tần suất nóng giận 5 lần/ngày thì số ca bệnh tim mạch gấp khoảng 160 lần so với tần suất nóng giận 1 lần/tháng. Điều này không chỉ đơn giản gióng lên một hồi chuông cảnh báo, mà thể hiện rất rõ ràng mối tương quan giữa sự nóng giận và sức khỏe đang nhanh chóng trở thành một mối hiểm họa của thế kỷ 21.
Một lần nóng giận, độc chất thêm tích lũy
Theo các chuyên gia, nóng giận không hẳn là một cảm xúc xấu, thậm chí còn là bản năng tự vệ và giải tỏa cảm xúc của con người nếu được bộc lộ một cách có tự chủ. Tuy nhiên, khi lý trí phải "chào thua" cảm xúc thì sự nóng giận dần mất đi kiểm soát và nhiều hậu quả đáng tiếc sẽ xảy ra, dễ dàng làm "khổ mình, khổ người" (!).
Trạng thái nóng giận tác động đến tuyến thượng thận, làm tăng lượng đường trong máu, tim đập nhanh… Do đó, các nhà máy sản xuất năng lượng tại các tế bào phải liên tục đốt đường và các chất béo để cung cấp đầy đủ nhu cầu cho cơ thể. Đồng thời, quá trình này lại sinh ra nhiều gốc tự do gây hại khắp cơ thể.
Gốc tự do là những phân tử bị mất đi một điện tử và sinh ra trong quá trình trao đổi chất trong cơ thể. "Bi kịch" là gốc tự do luôn "rình rập" để "chôm chỉa" điện tử ở các phân tử lân cận và làm sản sinh ra hàng loạt gốc tự do khác. Tiến sĩ Sharma, giáo sư bệnh học và phòng chống ung thư tại Đại học Y Ohio State đã ví gốc tự do như những "đội quân hung hãn" gây tổn hại cho hầu hết các cấu trúc trên con người, dẫn đến rối loạn chức năng và làm chết tế bào, là thủ phạm gây lão hóa và hơn 100 bệnh tật, đặc biệt là các bệnh lý ở não.
Nóng giận gây nên nhiều bệnh
Trong cuộc sống ngày càng bộn bề nhiều áp lực, sự nóng giận càng trở nên thường xuyên hơn và song song đó, "đội quân" gốc tự do được "đà" gia tăng nhanh chóng, gây ra nhiều nguy hại lên cơ thể. Tại tế bào thần kinh não, gốc tự do làm rối loạn chức năng hoạt động của các tế bào, dẫn đến trí nhớ suy giảm, tập trung kém và tăng căng thẳng thần kinh (stress). Tại mạch máu não, gốc tự do gây tổn thương thành mạch, phát triển các mảng vữa xơ, làm lòng động mạch hẹp lại và giảm lưu lượng máu đến não, gây ra các chứng đau đầu, mất ngủ, chóng mặt...
Ngoài ra, khi nóng giận, cơ thể còn phải đối mặt với các nguy cơ bệnh lý như: viêm sắc tố da, tổn thương gan, phổi, viêm loét dạ dày, suy giảm hệ thống miễn dịch…
Kiềm chế cơn nóng giậnKiềm chế sự nóng giận cũng là để phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm, các chuyên gia khuyên nên có những phương pháp điều chỉnh tâm lý và cải thiện thể chất, cụ thể như:
- Làm chủ những cảm xúc tiêu cực nhất thời và kiểm soát hành vi của mình. Khi nảy sinh mâu thuẫn, không nên áp đặt suy nghĩ của bản thân mà phải bình tĩnh lắng nghe, đối diện với vấn đề để có cách giải quyết đúng đắn.
- Buông lỏng toàn thân thư giãn. Tĩnh tâm, hít thở sâu 5 lần, dang hai tay ra để điều tiết cơ thể. Cố gắng tìm cách xua tan đi cơn giận như: tìm nơi yên tĩnh, uống nước, đếm từ 1 đến 10…
- Đồng thời, cơ thể cũng cần được trung hòa các gốc tự do có hại sinh ra vô số từ những cơn nóng giận. Một chế độ dinh dưỡng giàu các chất chống gốc tự do có thể giúp cơ thể tăng khả năng phòng vệ và ứng phó tốt trước các cơn nóng giận.
Bình luận của bạn