Phải làm gì khi bị rắn độc cắn?

Nguy hiểm khi trẻ bỗng nhiên hạ nhiệt

Thanh Hóa: Đang ngủ bị rắn độc bò lên giường cắn chết

"Khắc tinh" của rắn độc ở Tây Nguyên

Cứu sống bệnh nhi rối loạn đông máu do rắn độc cắn

Những tai nạn rắn cắn thương tâm nạn nhân không ngờ tới

Gần đây, chị P.T.D. 39 tuổi trú tại xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa không may tử vong do bị rắn cắn khi lên giường đi ngủ. Vào tối ngày 17/8, lúc chị D.đi ngủ thì bị một con rắn độc đã nằm trong chăn từ trước cắn vào chân.

Ngay sau đó, chị D. đã nhanh chóng sơ cứu vết thương và được người nhà đã đưa đến một thầy lang ở xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc để chữa bằng thuốc nam. Sau khi thầy lang này cho chị D. sử dụng thuốc thì toàn thân chị tím tái. Chị D. được đưa đến Bệnh viện Đa khoa huyện Vĩnh Lộc để cấp cứu. Các bác sỹ đã cấp cứu và chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa để tiếp tục điều trị. Mặc dù được các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa tận tình cứu chữa,nhưng do chất độc đã ngấm sâu vào cơ thể nên nạn nhân đã tử vong vào lúc 2 giờ sáng ngày 19/8.

Ngoài trường hợp của chị D. cháu Hồ Quỳnh N.( 27 tháng tuổi, ngụ xã Đông Phú, H.Châu Thành, Hậu Giang) cũng là một nạn nhân gặp tan nạn rắn cắn.

Chị Nguyễn Thị Hân, mẹ cháu N. cho biết đêm 29.7 như mọi ngày, vợ chồng chị và cháu N. trải chiếu dưới đất và giăng mùng ngủ. Đếnrạng sáng 30.7, cháu N. bỗng khóc thét, giãy giụa. Hai vợ chồng chị Hân thức dậy không khỏi hoảng hốt khi thấy con rắn lục đuôi đỏ đang cắn vào miệng cháu N.

 


Rắn lục đuôi đỏ là thủ phạm "giấu mặt" của nhiều vụ tan nạn rắn cắn


Ngay sau đó, cháu N.được gia đình đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ trong tình trạng sưng môi, cằm dưới, khó thở, tăng nhịp tim… Nhờ cấp cứu kịp thời nên cháu N. Đã may mắn qua khỏi.

 

 

Tại Sóc Trăng, dù đã 4 năm trôi qua nhưng người dân xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung vẫn không quên chuyện rắn độc liên tiếp tấn công người khiến 3 nạn nhân mất mạng. Đầu tiên là Trần Ngọc Diễm Thúy bị rắn cắn vào bắp chân khi đang chặt bập dừa nước ven sông Hậu. Về đến nhà Thúy vẫn còn tỉnh táo, được mẹ là bà Trương Thị Nước lấy vải nịt lại rồi đưa đi tìm thầy chữa trị nhưng không qua khỏi.
Cùng xóm với Thúy có chị Nguyễn Thị Tuyền đi đốn mía thuê cũng bị rắn cắn chảy nhiều máu. Nghi gặp phải rắn độc, gia đình nạn nhân dùng ghe vượt cửa biển sang Định An (Trà Vinh) tìm nơi “đổ thuốc” nhưng nạn nhân chết giữa đường. Người thứ ba bị nạn ở vùng đất cù lao này chỉ trong 4 tháng đầu năm 2010 là bà Trần Thị Lẻn ở chợ Vàm Hồ. Gia đình cho biết nạn nhân bị rắn từ trong bụi chuối bò ra cắn rồi nhảy xuống mương trốn mất khi bà Lẻn đang hái rau má sau vườn.
Cách nhận biết rắn độc và rắn không độc

 

Để nhận biết vết cắn của rắn độc hay rắn không độc, nạn nhân và người thân nạn nhân nên dựa vào những triệu chứng tại chỗ và triệu chứng toàn thân. Về vấn đề này, bác sỹ Trần Văn Hoàng, Phó Giám đốc Trung tâm Nuôi trồng, nghiên cứu và chế biến dược liệu Quân khu 9 (còn gọi là Trại rắn Đồng Tâm), giải thích:

- Thứ nhất, xem xét các triệu chứng tại chỗ như: Dấu răng, phù nề, màu sắc vùng da bị cắn...

Nếu là rắn thường (rắn không độc) như: trăn, rắn nước, rắn ri cá, rắn ri voi, rắn bông súng, rắn lục cườm... thì không có tuyến nọc và không có răng độc mà chỉ có răng hàm, nên khi cắn để lại vết cắn hình vòng cung, dấu răng đều nhau hoặc để lại răng trên vết cắn.

 


Vết cắn của rắn thường


Rắn độc: Có răng độc (hay răng khóa). Rắn độc có hai tuyến nọc và hai răng độc, do đó khi cắn mổ từ trên xuống có hình chữ V hoặc hình chấm than song song và thường để lại hai dấu răng trên vết cắn. Rắn độc cắn thường có hai dấu răng nhưng đôi khi cũng chỉ có một dấu răng hoặc ba, bốn dấu răng. Do đó nên khám xét kỹ, tránh bỏ sót.

 

 


Vết cắn của rắn độc


- Thứ hai, dựa vào triệu chứng toàn thân. Rắn không độc cắn: phản ứng tại chỗ nhẹ, ít; phản ứng toàn thân không có. Rắn độc (rắn hổ, rắn lục): nạn nhân sẽ trào đờm, sụp mi, mờ mắt, miệng há không được, nuốt khó hoặc sưng nề, chảy máu tại chỗ, chảy máu toàn thân, nôn ra máu...

 

Cách xử trí khi bị rắn cắn

Ngay sau khi bị rắn độc cắn, cần được sơ cứu rồi đưa đến cơ sở ý tế càng sớm càng tốt. Việc điều trị sẽ có hiệu quả cao nếu được tiến hành ngay trong giờ đầu khi tai nạn xảy ra.

Khi bị rắn cắn, vết cắn cần được xử trí như sau:

 

- Cột dây ga rô sớm ở phía trên vết cắn 3 - 10 cm, trên đường máu về tim. Cứ 15 - 30 phút nới 15 - 30 giây. Thời gian cột không quá 5 - 6 giờ.
- Rửa và rạch vết cắn: Dùng dung dịch thuốc tím 1%, nước sôi để nguội, nước sạch pha ít muối hay xà phòng rửa. Dùng vải sạch hoặc bông thấm khô. Rạch vết cắn theo hình chữ X dài 0,5 - 1 cm, sâu 0,3 - 0,5 cm. Vuốt nhẹ từ trên xuống 10 - 20 phút cho máu chảy ra.
- Hút nọc: Dùng ống hút hay bơm tiêm 5 ml để rút nọc, có thể dùng miệng với ống áp lên vết cắn để hút rồi nhổ ra ngay, sau đó súc miệng bằng nước sạch.
- Giải nọc và tiêm huyết thanh chống nọc: Nhai lá hay hạt, củ, rễ của một trong các loài cây sau đây, nuốt lấy nước, đắp bã vào vết cắn.
Một số cây chữa rắn cắn: Gừng, cỏ gừng (lá, củ), cỏ lào, cỏ xước, chanh (lá, quả), đu đủ (rễ, quả non), gấc, hà thủ ô, lá lốt, long não, mào gà đỏ, mướp đắng hay khổ qua (lá, hạt), ớt, phèn đen, sòi tía, thầu dầu, trầu không, vông vang, rau dệu. Ngoài ra còn dùng thuốc lào, hạt đỗ xanh, vôi ăn trầu, dấm thanh, quế thanh, phèn chua để xử lý.

 


Lá lốt là một vị thuốc để sơ cứu khi bị rắn độc cắn


Nếu có điều kiện thì uống rượu hội 30-50 ml, sau 20-25 phút uống thêm 15 ml hoặc tiêm huyết thanh kháng nọc đơn trị hay đa trị.
- Đưa nạn nhân đến nơi cấp cứu: Cố định tay hay chân bị rắn cắn, giữ cơ thể nóng, ấm. Dùng cáng chở bệnh nhân đến trạm y tế hay bệnh viện. Có thể tiêm dung dịch novocain 0,25% cho thêm 50 - 100mg hydrocortizon chung quanh vết cắn.

 

Cách phòng tránh rắn cắn

1.Cảnh giác với rắn sau các cơn mưa, lũ lụt, mùa thu hoạch và ban đêm.

2.Không đến gần nơi đống gạch vụn, đống rác, tổ mối, nơi nuôi các động vật.

3.Đêm tối nên đi ủng, giày cao cổ và quần dài.

4.Đội mũ rộng vành nếu đi trong rừng, khu vực nhiều cây cỏ.

5. Dùng đèn nếu ở trong bóng tối hoặc vào ban đêm.

6. Càng tránh xa rắn thì càng tốt.

7.Không trêu rắn.

8. Đầu rắn đã chết vẫn có thể cắn người.

9.Không nằm ngủ trực tiếp trên nền đất.

10.Thường xuyên kiểm tra nhà ở xem có rắn không.

11.Để tránh bị rắn biển cắn, người dân chài không nên bắt rắn ở trong lưới hoặc dây câu. Có thể dễ nhầm lẫn khi phân biệt giữa đầu rắn và đuôi rắn.

12.Những người tắm hoặc giặt ở các vùng nước đục ở cửa sông hoặc một số vùng bờ biển cũng có thể dễ bị rắn cắn.

CTV2
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị