- Chuyên đề:
- Ổn định đường huyết
Hợp chất cafestol trong cà phê được các nhà khoa học phát hiện có khả năng phòng ngừa bệnh đái tháo đường type 2
Những loại thảo mộc tốt cho người bệnh đái tháo đường
Vì sao người bệnh đái tháo đường dễ bị sụt cân nhanh?
Ăn thịt đỏ và thịt trắng đều tăng nguy cơ bị đái tháo đường
Hội chứng chuyển hóa - Thủ phạm gây ra nhiều bệnh nguy hiểm
Bệnh đái tháo đường type 2 xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin, hoặc sử dụng insulin một cách không hiệu quả, dẫn đến mức đường huyết tăng cao trong máu. Đái tháo đường type 2 là dạng phổ biến nhất của bệnh, chiếm khoảng 90 - 95% tất cả các trường hợp được chẩn đoán trên toàn cầu.
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, chất caffeine trong cà phê có thể giúp làm giảm nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường type 2. Tuy nhiên, khi đối chứng với một số thức uống khác có cùng hàm lượng caffeine, hiệu quả phòng ngừa nguy cơ đái tháo đường type 2 của chúng không được như việc uống cà phê. Điều này khiến các nhà khoa học đặt ra giả thiết rằng, có thể trong cà phê còn chứa các hợp chất khác tương tự như caffeine, có tác dụng làm giảm nguy cơ phát triển đái tháo đường type 2.
Được đăng tải gần đây trên Tạp chí Natural Products, TS. Fredrik Brustad Mellbye, Bệnh viện Đại học Aarhus ở Đan Mạch cùng các đồng nghiệp đã tìm hiểu tác động của hợp chất cafestol trong cà phê tới nguy cơ đái tháo đường type 2.
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên 3 nhóm chuột, tất cả đều có nguy cơ cao bị đái tháo đường type 2. Trong khoảng 10 tuần, nhóm thứ nhất được bổ sung 1,1 miligram cafestol hàng ngày. Nhóm thứ hai được bổ sung 0,4 miligram cafestol/ngày. Nhóm cuối cùng không được bổ sung cafestol.
Kết thúc thời gian nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện, ở cả 2 nhóm được bổ sung cafestol đều có mức đường huyết trung bình giảm 28 - 30% so với nhóm không được bổ sung. Nhóm chuột được bổ sung cafestol liều cao nhất đã cải thiện hơn 42% độ nhạy insulin, đồng thời giảm mức glucagon (một hormone làm tăng lượng trong máu) lên đến 20% so với nhóm chuột không được bổ sung. Các nhóm chuột được bổ sung cafestol cũng cho thấy sự gia tăng nồng độ insulin được sản xuất trong cơ thể từ 75 – 87% so với nhóm đối chứng.
Theo các tác giả, những phát hiện của họ chỉ ra cafestol có đặc tính chống bệnh đái tháo đường ở những con chuột có nguy cơ mắc bệnh cao. "Không chỉ caffeine, cafestol trong cà phê cũng góp phần làm giảm nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường type 2. Như vậy, việc phát hiện ra tác động tích cực của cafestol tới insulin sẽ mở đường cho các nghiên cứu sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng giúp chống lại bệnh đái tháo đường mới trong tương lai", TS. Fredrik Brustad Mellbye cho biết.
M. Hiếu H+ (Theo MedicalNewToday)
Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
* sản phẩm/Thực phẩm này không phải là thuốc, và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
** Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Bình luận của bạn