Những thói quen dễ khiến bạn mắc bệnh đái tháo đường

Thói quen uống nhiều cà phê trong ngày có thể làm tăng nguy cơ đái tháo đường

Phụ nữ mắc buồng trứng đa nang dễ bị đái tháo đường

9 cách giúp người bị đái tháo đường type 2 phòng tránh biến chứng

Người bệnh đái tháo đường có thể hiến máu không?

Đinh hương giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết

1. Uống quá nhiều cà phê

Hàm lượng cao caffeine trong máu có thể khiến hormone insulin hoạt động kém hiệu quả hơn, từ đó dẫn đến tình trạng tăng cao lượng đường trong máu. Theo nghiên cứu đăng tải tháng 12/2016 trên Tạp chí Dinh dưỡng, các nhà khoa học phát hiện việc uống trên 3 tách cà phê mỗi ngày đã làm gia tăng sự đề kháng insulin - là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường type 2. Đặc biệt, việc làm tăng lượng đường trong máu không chỉ do caffeine mà còn bởi thói quen cho thêm đường hoặc kem khi sử dụng thức uống này.

2. Uống nước ép trái cây thay vì ăn trái cây trực tiếp

Ăn trái cây thường xuyên có thể giúp làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, nhưng nguy cơ này sẽ tăng lên nếu bạn ép trái cây lấy nước uống, theo kết quả nghiên cứu với sự tham gia của hơn 150.000 tình nguyện viên được công bố tháng 8/2013 trên Tạp chí BMJ. Sau khi điều chỉnh các yếu tố nguy cơ khác của bệnh đái tháo đường, các tác giả nhận thấy nhóm uống nước ép trái cây từ quả việt quất, nho và táo có nguy cơ đái tháo đường cao hơn nhóm ăn trực tiếp các loại trái cây này. Giải thích nguyên nhân, các tác giả cho rằng việc ép các loại trái cây lấy nước uống có thể làm giảm/làm mất những thành phần có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh như chất xơ và một số vitamin quan trọng.

3. Dành quá nhiều thời gian để sử dụng điện thoại thông minh

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, việc sử dụng điện thoại thông minh khiến mọi người dành ít thời gian hơn cho các hoạt động thể chất và điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Trong một nghiên cứu đối chứng ngẫu nhiên công bố tháng 10/2014 trên Tạp chí Đái tháo đường, Hội chứng chuyển hoá và Béo phì, các tác giả nhận thấy khả năng kiểm soát đường huyết ở nhóm duy trì tập thể dục, kết hợp chế độ dinh dưỡng lành mạnh tốt hơn nhóm chỉ duy trì lành mạnh chế độ dinh dưỡng. Nghiên cứu cũng cho thấy thường xuyên tập thể dục giúp làm giảm nguy cơ rối loạn tâm thần như trầm cảm, một căn bệnh hay gặp ở những người mắc bệnh đái tháo đường.

4. Ngủ không đủ giấc

Ngủ dưới 7 giờ mỗi đêm có thể kích thích cơ thể tiết ra nhiều hơn chất adrenaline. Nồng độ cao adrenaline có thể gây ảnh hưởng tới chức năng điều chỉnh đường huyết của insulin, từ đó làm gia tăng mức đường huyết cho bạn. Theo nghiên cứu khảo sát gần 3.000 người trong độ tuổi từ 45 – 75, được đăng tải trên Tạp chí Khoa học Giấc ngủ, những người bị rối loạn giấc ngủ, những người ngủ quá ít (dưới 5 tiếng) hoặc quá nhiều (trên 8 tiếng) có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường rất cao. Nghiên cứu công bố tháng 8/2017 trên Tạp chí Dược Lâm sàng cho thấy, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ngủ không đủ giấc hiện nay chủ yếu do việc không thể cưỡng lại thói quen sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại di động,... trước khi ngủ.

5. Hút thuốc lá

Hút thuốc lá làm giảm lưu lượng máu tới cơ và tăng mức độ căng thẳng, từ đó tăng nguy cơ kháng insulin. Nghiên cứu được trình bày vào tháng 3/2011 tại Hiệp hội Hoá học Hoa Kỳ cho thấy, nicotine trong thuốc lá có thể làm tăng nồng độ hemoglobin A1C trong máu của những người tham gia lên đến 34%. Hemoglobin A1C là một chỉ số xét nghiệm máu giúp nhận biết mức đường huyết trung bình trong khoảng 2 - 3 tháng. Nếu chỉ số quá cao, nó có nghĩa là lượng đường trong máu của bạn không được kiểm soát tốt trong thời gian này.

M. Hiếu H+ (Theo Everyday)

Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng TĐCare giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
* sản phẩm/Thực phẩm này không phải là thuốc, và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
** Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết