Phát triển công nghệ chụp não cho bệnh nhân cấy ghép ốc tai

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Macquarie, Sydney, Australia vừa giải được bài toán mà họ không thể tìm ra đáp án trong suốt 30 năm qua, đó là phát triển công nghệ chụp não cho người cấy ghép ốc tai.


Đây là công nghệ chụp não đầu tiên trên thế giới áp dụng thành công với các đối tượng này.
Cấy ghép ốc tai được thực hiện từ 3 thập kỷ trước nhằm cải thiện khả năng nghe cho người khiếm thính, song các nhà khoa học không thể xem được chúng hoạt động như thế nào ở trong não.
Theo giới chuyên môn, có hai nguyên nhân khiến các công nghệ chụp não truyền thống không hiệu quả với người cấy ghép ốc tai. Thứ nhất, cấy ghép ốc tai được thực hiện bằng các vật liệu chống chụp cắt lớp. Thứ hai, cấy ghép ốc tai tự phát ra các tín hiệu riêng chèn lên hoặc chống lại việc đo các tín hiệu não.
Tuy nhiên giờ đây, các nhà khoa học đã sử dụng các thiết bị ngăn cản lượng tử siêu dẫn (SQUID) và kết quả rất khả quan. Các tín hiệu não họ đo được rất nhỏ, giống như các bước chân của kiến trên sân bóng.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất