Có những ca mổ mà không có một tổ chức quản lý nào của Bộ Y tế hay các sở y tế biết và cho phép ai trong số “phẫu thuật viên từ thiện” được phép mổ. Còn về phía một số đoàn trong nước, do sự xem nhẹ về tính chất chuyên môn nên khi được gọi là đoàn trung ương thì cũng cho qua và không biết được trong số đó có những người không có kinh nghiệm. Nhiệt tình và tâm nguyện được mổ nhân đạo là tốt nhưng khi cơ quan quản lý về nghiệp vụ y không nắm rõ tay nghề của thành viên các đoàn phẫu thuật từ thiện thì ắt sẽ xảy ra những bất cập và nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
Nhều BV vì bệnh thành tích, đặc biệt là về chương trình nhân đạo, chấp nhận vô điều kiện các đoàn đến mổ tại BV mình. Nhiều khi vì sự quen biết mà bỏ qua các bước hành chính tối thiểu, vậy nên có nhiều nơi bác sỹ bị cấm hành nghề ở địa phương nhưng vẫn tiếp tục mổ ở các BV khác, hay các y tá, điều dưỡng cũng được làm các thủ tục của bác sỹ. Cấp phép mổ cho các đoàn cũng qua loa chiếu lệ. Việc xin mổ được một đợt là lần sau đương nhiên cứ làm, không cần xin phép. Những tiền lệ này sẽ trở thành mối nguy cho sức khỏe, tính mạng bệnh nhân. Ngoài ra, phẫu thuật từ thiện còn thiếu một hội đồng chuyên môn đánh giá và cho phép các hoạt động chuyên môn của các đoàn phẫu thuật từ thiện theo từng chuyên ngành trên lãnh thổ Việt Nam. Việc quản lý là lý lỏng lẻo phẫu thuât từ thiện của các cơ quan chức năng đã khiến các đoàn phẫu thuật từ thiện mặc sức tung hoành.
2. “Từ thiện vì lợi nhuận”
Một số chương trình nhân đạo bị biến tướng để thành nơi kinh doanh và kiếm chác
của một số người. Các ông chủ hay “đầu nậu” của chương trình này kêu gọi sự
đóng góp của các tổ chức xã hội trong và ngoài nước. Họ định một mức chi phí
cho mỗi ca phẫu thuật và thanh toán dựa trên số lượng bệnh nhân được phẫu
thuật, bất chấp phẫu thuật có thành công hay không. Sức hấp dẫn của lợi nhuận
khiến họ giành giật bệnh nhân từ các huyện, các tỉnh, lựa chọn cơ sở phẫu thuật
thấp nhất, chi phí rẻ nhất, thuê các bác sỹ với giá rẻ nhất để phẫu thuật...
Hoạt động “từ thiện vì lợi nhuận” đã làm hoen ố bản chất của các đợt phẫu thuật
nhân đạo là lấy tâm để cứu rỗi nỗi đau bệnh tật.
3. Chuyên môn thấp, cơ sở vật chất kém
Cho đến nay, một số bệnh lý và chuyên khoa chỉ được phép mổ tại các BV trung
ương hay chuyên khoa sâu. Lý do là vì sự an toàn cho bệnh nhân, hơn nữa chi phí
xã hội sẽ giảm đi nếu tỉ lệ biến chứng được giảm.
Các điều kiện gây mê và hồi sức cho trẻ tàn tật là cực kỳ quan trọng nhưng tại một số BV không chuyên khoa thiếu hẳn đội ngũ gây mê hồi sức có kỹ thuật cao và kinh nghiệm, thiếu điều kiện cho cuộc phẫu thuật, cộng thêm sự chuẩn bị không chu đáo của đoàn nhân đạo, phó mặc công tác này cho phía BV, không có bác sỹ gây mê giỏi trong đoàn đủ kỹ năng xử lý những bất thường xảy ra trong lúc phẫu thuật. Hơn nữa, thường các phẫu thuật viên trong đoàn ít có kinh nghiệm phẫu thuật, chưa nói đến việc biết cách hợp tác với bác sỹ gây mê để kịp xử lý những tình huống mà mình đang tiến hành.
Kỹ năng chuyên môn kém và thiếu kinh nghiệm xử lý những tình huống đặc biệt dẫn tới nguy cơ biến chứng cao. Đó chưa kể đến tử vong hay tình trạng sống thực vật sau mổ. Biến chứng xấu sau phẫu thuật đối với trẻ dị tật là gánh nặng cho xã hội sau này.
4. Thiếu hệ thống chăm sóc và theo dõi sau phẫu thuật
Dường như chỉ phẫu thuật là thứ họ quan tâm, còn sau đó những bệnh nhân không có cơ hội được chăm sóc nếu đoàn ra đi. Hậu quả chắc chắn sẽ để lại cho cơ sở địa phương, họ rũ trách nhiệm sau khi hoàn thành “sứ mạng” của họ.
Bình luận của bạn