Có thể bạn chưa biết bị cảm lạnh nên làm gì cho đúng cách!
Bí kíp chăm sóc người ốm mà không bị lây bệnh
Có nên làm "chuyện ấy" khi bị cảm lạnh, cảm cúm không?
Bị cảm lạnh: Hãy dùng ngay giấm táo!
Miền Bắc rét đậm, dùng tinh dầu gì để trị cảm lạnh?
Tìm hiểu 13 điều cần biết về cảm lạnh và bị cảm lạnh nên làm gì ngay dưới đây:
1. Nguyên nhân cảm lạnh
Có hơn 200 chủng virus liên quan tới nguyên nhân gây cảm lạnh. Trong đó, các chủng rhinovirus là nguyên nhân thường gặp nhất (30 - 80%), còn lại là coronavirus (10 - 15%), HPIVs, HRSV, adenoviruses, enteroviruses và metapneumovirus.
2. Cảm lạnh thường gặp khi trời lạnh
Các nhà khoa học không biết chắc chắn rằng liệu nhiệt độ thấp có ảnh hưởng đến khả năng gây bệnh của virus hay không, nhưng họ tin rằng chứng cảm lạnh phổ biến hơn vào mùa Đông. Bởi lẽ, bạn thường dành nhiều thời gian ở trong nhà hơn, tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh và các bề mặt nhiễm virus nhiều hơn.
3. Chảy nước mũi do cảm lạnh không phải lúc nào cũng xấu
Không khí khô, lạnh làm khô các chất nhầy bảo vệ ở ổ mũi. Lúc đó, nó không thể bắt dính những virus có khả năng gây nguy hiểm cho hệ thống hô hấp. Mà cơ thể cần chống trả lại bệnh tật bằng cách tiết ra nhiều chất nhầy để làm sạch virus. Vì thế, để hỗ trợ tốt cho công việc này, hãy nạp nhiều chất lỏng hơn.
4. Bạn có thể bị cảm lạnh rất nhiều
Người trưởng thành có thể bị 2 - 3 lần cảm lạnh mỗi năm, trẻ em có thể bị nhiều hơn 8 lần mỗi năm.
5. “Thuốc” chữa cảm lạnh tốt nhất: Nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi hợp lý và ăn uống bổ dưỡng sẽ giúp bạn khỏi cảm lạnh mà không cần uống một viên thuốc nào. Nếu bạn lao động cực nhọc khi bị cảm lạnh, nó sẽ càng gây mệt mỏi, kém tỉnh táo, tâm trạng tiêu cực và lâu khỏi bệnh.
6. Hạn chế nằm bẹp trên giường
Nằm quá lâu trên giường có thể khiến bệnh cảm lạnh tồi tệ hơn, bởi vì tư thế nằm gây đè nén, làm tắc nghẽn mũi, khiến nước mũi nhỏ giọt xuống cổ họng, gây sưng, đau và ho. Ho khi nằm cũng không tốt. Bạn nên để gối hơi dốc và dựa vào mỗi khi ho hoặc thấy ngạt mũi.
7. Cô đơn có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng cảm lạnh
Các nhà khoa học đã chứng minh cô đơn có thể làm các triệu chứng cảm lạnh nặng và kéo dài hơn.
8. Thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng
Mặc dù cơ thể bạn cần nghỉ ngơi, nhưng cách tuyệt vời nhất để tăng cường hệ thống miễn dịch là nên vận động, tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ ngay trong nhà, tập yoga hoặc ngồi thiền.
9. Ăn canh gà
Các món canh gà, soup gà hay bún/phở gà không chỉ là món ăn nóng ấm làm giảm tắc nghẽn và tăng lưu lượng chất nhầy, mà còn cung cấp thêm nhiều dưỡng chất, nước và các chất điện giải có lợi cho phục hồi cơ thể.
10. Không dựa dẫm vào vitamin C
Trong một cuộc khảo sát năm 2013 dựa trên 29 thử nghiệm riêng biệt, sản phẩm bổ sung vitamin C thông thường không làm giảm tỷ lệ cảm lạnh. Trong một số nghiên cứu nhỏ, sử dụng liều lượng lớn có thể giúp giảm bớt triệu chứng cảm lạnh, tuy nhiên nó lại không chính xác với tất cả các nghiên cứu.
11. Bổ sung kẽm
Những nghiên cứu gần đây cho thấy ngậm viên kẽm hoặc uống siro kẽm có thể rút ngắn thời gian bị cảm lạnh xuống còn 1 ngày, đặc biệt nếu bạn thực hiện trong vòng 24 giờ sau khi xuất hiện các triệu chứng cảm lạnh xuất hiện. Sở dĩ như vậy vì kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả.
12. Rửa tay sạch sẽ
Virus cảm lạnh có thể tồn tại trong vòng 24 giờ hoặc lâu hơn bên ngoài cơ thể người, vì vậy hãy rửa tay cẩn thận sau khi chạm vào các bề mặt ở nơi công cộng hoặc người bị cảm lạnh.
13. Súc miệng nước muối
Bạn nên súc miệng nước muối sinh lý (hoặc tự làm nước muối súc miệng với tỷ lệ 1 thìa cà phê muối trên mỗi ¼ lít nước ấm) 2 - 4 lần mỗi ngày để phòng ngừa và giảm các triệu chứng của cảm lạnh.
Bình luận của bạn