Nếu người thân bị cảm lạnh hay cảm cúm, bạn cũng sẽ có nguy cơ lây bệnh cao
Trẻ bị ho khi nào cần đi khám, uống thuốc?
Bị cảm lạnh: Hãy dùng ngay giấm táo!
Những thực phẩm nên tránh khi bị cảm lạnh, cảm cúm
Các vitamin, khoáng chất bạn nên bổ sung khi bị cảm lạnh
Hãy chú ý những lưu ý dưới đây để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh từ người thân, đồng thời vẫn có thể chăm sóc người ốm chu đáo:
Thường xuyên rửa tay với xà phòng
Hãy rửa tay bằng xà phòng thường xuyên sau khi tiếp xúc với người ốm. Hành động này giúp loại bỏ bớt các vi khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa chúng thâm nhập vào cơ thể bạn. Tốt hơn hết, bạn nên dùng các loại xà phòng dịu nhẹ, không nên dùng xà phòng diệt khuẩn vì chúng không hiệu quả và không an toàn bằng xà phòng thông thường. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế việc chạm tay lên mặt, vì việc làm này sẽ khiến vi khuẩn gây bệnh lây lan nhanh hơn.
Rửa tay sạch giúp loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh
Uống nhiều nước
Không chỉ người bệnh cảm lạnh, cảm cúm mới cần uống nhiều nước, bản thân bạn cũng cần nước để hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn.
Nếu cơ thể mất nước, mất cân bằng cân bằng điện giải, hệ miễn dịch sẽ không hoạt động hiệu quả trước sự tấn công của các vi khuẩn, virus từ người bệnh. Tốt hơn hết, bạn nên pha nhiều nước chanh, trà thảo mộc… cho cả bạn và người bệnh.
Ngủ ngon, ngủ đủ giấc
Bạn không nên ngủ cùng giường với người bệnh cảm lạnh, cảm cúm
Người bệnh cần ngủ nhiều, và người chăm sóc họ cũng vậy. Tuy nhiên, đừng ngủ chung giường với người bệnh, bạn sẽ bị tỉnh giấc nhiều hơn và điều này có thể làm tăng nguy cơ lây bệnh.
Một giấc ngủ sâu giúp cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể. Nếu cơ thể không được nghỉ ngơi hợp lý, hệ miễn dịch sẽ dễ bị suy yếu và giảm khả năng chống chọi lại với các vi khuẩn, virus gây bệnh.
Uống siro cây cơm cháy (Elderberry syrup)
Nếu có người thân trong gia đình đang bị cảm lạnh, cảm cúm, bạn nên uống một chút siro cây cơm cháy để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Nhiều nhà khoa học đã chứng minh các chất hữu cơ anthocyanin có trong quả cơm cháy có đặc tính kháng virus mạnh mẽ. Với người bệnh cảm lạnh và cảm cúm, uống siro cây cơm cháy cũng giúp làm giảm thời gian mắc bệnh, giảm nhẹ các triệu chứng bệnh.
Ngoài cây cơm cháy, một số loại thảo mộc như cỏ xạ hương, lá oregano và tỏi cũng có tính kháng khuẩn, kháng virus, do đó bạn nên kết hợp những chúng trong chế độ ăn hàng ngày.
Tự chăm sóc bản thân
Chăm sóc người ốm có thể khiến bạn bi căng thẳng, mất ngủ, đau đầu. Tuy nhiên, làm sao bạn có thể chăm sóc người khác khi bản thân bạn cũng đang mệt mỏi, ốm yếu?
Do đó, bạn cũng nên chú ý chăm sóc bản thân mình. Dành chút thời gian ngâm mình trong bồn tắm, ngồi thiền hay tập thể dục nhẹ nhàng… để thư giãn, giải tỏa căng thẳng tốt hơn khi chăm sóc người ốm.
Bình luận của bạn