Bạn đã biết dấu hiệu nhận biết nhiễm ký sinh trùng Giardia lamblia?
Làm thế nào để phòng chống ký sinh trùng?
10 dấu hiệu cho thấy bạn bị nhiễm ký sinh trùng
Ăn cá ngừ: Bổ nhưng đôi khi cũng khổ
80 – 85% ký sinh trùng kháng thuốc sốt rét
Giardiasis hay beaver fever là một tình trạng được gây ra bởi một bệnh nhiễm trùng đường ruột ký sinh (ký sinh trùng Giardia lamblia), dẫn đến các triệu chứng khó chịu trong đường ruột.
Bệnh lưu hành trên toàn cầu và trẻ em là những đối tượng thường bị nhiễm bệnh nhiều hơn cả. Bên cạnh đó, người lớn vẫn dễ dàng nhiễm bệnh nếu: Vệ sinh cá nhân kém, môi trường sống không sạch sẽ; Uống nước hoặc bơi trong nước bị ô nhiễm; Ăn thực phẩm có chứa ký sinh trùng và các vi khuẩn có hại khác. Đặc biệt, những người bị AIDS nhiễm ký sinh trùng Giardia lamblia có thể bị bệnh nặng và kéo dài.
Phần lớn những người bị nhiễm ký sinh trùng Giardia lamblia có rất ít các triệu chứng đáng chú ý. Do đó, nhiều người vẫn không ý thức được rằng họ thậm chí còn đang mang ký sinh trùng này trong người. Đối với một số người, các triệu chứng có thể xuất hiện từ 1 - 3 tuần sau khi tiếp xúc với ký sinh trùng. Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất của nhiễm ký sinh trùng Giardia lamblia bao gồm:
Trong nhiều trường hợp, khi một người nhiễm Giardia lamblia sẽ tự đào thải ký sinh trùng này ra khỏi hệ tiêu hóa, bên cạnh đó, hệ thống miễn dịch cũng sẽ giúp bạn đào thải chúng ra khỏi cơ thể trong vài tuần. Tuy nhiên, trong những trường hợp nghiêm trọng, khi cơ thể không thể kiểm soát được nhiễm trùng, có thể gây ra các biến chứng hoặc tổn thương lâu dài ở ruột. Thậm chí, bạn vẫn có thể gặp các triệu chứng khó chịu về tiêu hóa ngay cả sau khi ký sinh trùng được đào thải khỏi cơ thể.
Một số con đường lây truyền ký sinh trùng Giardia lamblia
- Sự tiếp xúc giữa người với người có thể truyền nhiễm Giardia lamblia. Hoặc nó có thể được truyền qua phân. Ví dụ, nếu trẻ em hoặc người bị bệnh tiêu chảy sử dụng phòng tắm trong bể bơi công cộng thì vẫn có thể lây nhiễm Giardia lamblia cho người khác. Những người làm việc trong các cơ sở chăm sóc trẻ em cũng có thể phơi nhiễm với phân bị nhiễm ký sinh trùng.
- Quan hệ tình dục qua đường hậu môn cũng là một yếu tố nguy cơ lây nhiễm Giardia lamblia.
- Trong một số trường hợp, rau củ quả có thể được bón, tưới hoặc rửa bằng nước bị ô nhiễm và khiến lây truyền Giardia lamblia (hiếm gặp). Bạn nên đeo găng tay khi sơ chế thực phẩm và áp dụng nguyên tắc ăn chín uống sôi để đề phòng nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng.
- Bạn cũng có thể bị lây nhiễm ký sinh trùng khi tiếp xúc với thú cưng, vật nuôi hoặc động vật hoang dã .
Bình luận của bạn