10 dấu hiệu cho thấy bạn bị nhiễm ký sinh trùng

Mệt mỏi, đau đầu là những dấu hiệu khi bị nhiễm ký sinh trùng

Ăn lươn cẩn thận nhiễm ký sinh trùng!

80 – 85% ký sinh trùng kháng thuốc sốt rét

Phát hiện ký sinh trùng trong máu bằng smartphone

Điểm danh ký sinh trùng nguy hiểm có thể gây mù lòa

10 loại ký sinh trùng trong mắt có thể gây mù

Ký sinh trùng có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau, phổ biến hơn cả là giun tròn, sán dây, giun móc... Một số loại ăn thức ăn của bạn, khiến bạn cảm thấy đói sau mỗi bữa ăn và không thể tăng cân. Một số loại ăn các tế bào máu, gây nên thiếu máu. Một số loại khác có thể gây ngứa ngáy, khó chịu và dẫn đến mất ngủ...

Tại sao bạn bị nhiễm ký sinh trùng?

Ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể qua những thực phẩm và nguồn nước bị ô nhiễm. Các loại thịt chưa nấu chín, trái cây và rau không sạch hay bị ô nhiễm cũng là nơi trú ẩn của các loại ký sinh trùng. Ký sinh trùng cũng có thể đi vào cơ thể bằng cách thâm nhập vào gan bàn chân.

Ký sinh trùng dễ lây lan sang những người xung quanh nếu người mắc không rửa tay sau khi đi vệ sinh, chạm vào tay nắm cửa, điện thoại... Vì vậy, rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn là cách làm rất cần thiết.

10 dấu hiệu bị nhiễm ký sinh trùng

  • Bị táo bón, tiêu chảy hoặc các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.
  • Phát viêm, ngứa ngáy
  • Sút cân không rõ nguyên nhân
  • Khó ngủ hoặc thức dậy nhiều lần trong đêm
  • Nghiến răng trong khi ngủ
  • Đau cơ và đau khớp
  • Đau đầu mệt mỏi, kiệt sức, suy nhược và thường thờ ơ với mọi thứ
  • Cảm, sốt, hàn lạnh
  • Không cảm thấy hài lòng hoặc no đủ sau bữa ăn
  • Được chẩn đoán thiếu máu, thiếu sắt.

Nhiễm ký sinh trùng có thể gây buồn nôn

Để phòng ngừa nhiễm ký sinh trùng, nên thực hiện chế độ ăn chín, uống sôi, ăn rau sạch. Loại bỏ những thói quen không có lợi cho sức khỏe như ăn gỏi cá sống, tái. Khi thấy triệu chứng nhức đầu dữ dội, buồn nôn sau khi ăn thủy hải sản tái, sống trước đó 2 - 3 tuần thì nên đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được phát hiện điều trị kịp thời. Để tránh tái nhiễm, cần có biện pháp phòng ngừa theo dõi liên tục trong vài năm. Không nên tự điều trị, uống thuốc không đúng sẽ kéo dài bệnh và gây độc cho cơ thể.
Thu Hà H+ (Theo Medico Journal)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp