Phát hiện sớm sốt xuất huyết giúp phòng tránh biến chứng hiệu quả
10 điều nên biết về bệnh sốt xuất huyết
4 cách đơn giản phòng ngừa sốt xuất huyết hiệu quả
Nguồn gốc, nơi sản xuất của viên uống chống nắng Beasun!
Sốt xuất huyết và sốt virus: Trẻ bị sốt khi nào cần đi viện?
Muỗi Aedes là thủ phạm lan truyền bệnh sốt xuất huyết. Các triệu chứng của bệnh thường tương tự với sốt virus do đó bệnh không thể được chẩn đoán nếu không xét nghiệm máu.
Triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện sau 4 - 7 ngày sau khi bạn bị muỗi mang virus gây bệnh sốt xuất huyết đốt. Một trong những triệu chứng quan trọng nhất của sốt xuất huyết là sốt cao. Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường bị sốt cao từ 39 - 40,5 độ C và sốt thường kéo dài trong 7 ngày. Sau khi hết sốt, người bệnh có thể bị xuất huyết dưới da. Nếu bạn bị sốt cao kéo dài, bạn nên đến bệnh viện để xét nghiệm máu xem mình có bị sốt xuất huyết không.
Tuy nhiên chỉ nên xét nghiệm máu khi bị sốt từ ngày thứ 3 trở đi vì nếu thử sớm hơn cũng không phát hiện được. Nếu xét nghiệm máu ở ngày thứ 1 và ngày thứ 2 bị sốt mà có kết quả âm tính thì cũng không được loại trừ được bệnh sốt xuất huyết. Trong mọt số trường hợp, bác sỹ có thể cho bệnh nhân bị sốt thử máu sớm hơn nhưng với mục đích chẩn đoán bệnh nhiễm trùng hoặc sốt rét.
Xuất huyết giảm tiểu cầu là biến chứng thường gặp ở người bệnh sốt xuất huyết. Bởi vậy nếu kết quả xét nghiệm máu cho thấy số lượng tiểu cầu giảm thì người bệnh sẽ được điều trị theo phác đồ của sốt xuất huyết.
Sốt xuất huyết có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời, bởi vậy nếu bạn bị sốt cao đột ngột từ 39 - 40 độ C từ 2 ngày trở lên, nhất là những người ở trong vùng có người bị sốt xuất huyết thì người bệnh cần nghĩ đến nguy cơ mắc bệnh và đến bệnh viện thăm khám ngay.
Bình luận của bạn