Trẻ đau đầu, sốt cao kéo dài: Có thể do viêm não!

Phụ huynh nên theo dõi những biểu hiện khác lạ của trẻ để đưa trẻ đến bệnh viện

Viêm xoang ở trẻ dễ gây mù mắt, viêm não

Đừng nhầm lẫn viêm não và viêm màng não

Số ca mắc viêm não tăng cao

Bệnh viêm não, viêm màng não do não mô cầu: Chớ chủ quan!

 Nhầm lẫn viêm não với các bệnh thông thường

Tuy mới đầu hè, nhưng đã có một số bệnh nhi nhập viện trong tình trạng viêm não nặng. Sở dĩ có những trường hợp này là do biểu hiện ban đầu của bệnh viêm não là sốt cao nên dễ nhầm với các bệnh khác. Nhất là vào thời điểm mùa hè, khi thời tiết nắng nóng, trẻ hay mắc các chứng bệnh cảm sốt, sốt virus nên càng dễ gây nhầm lẫn cho phụ huynh. Không ít trường hợp trẻ bị sốt kéo dài, dùng thuốc không đỡ người nhà mới cho đi viện thì bệnh đã nặng, có trẻ đã bị rối loạn tri giác.

Do có triệu chứng sốt cao nên cha mẹ thường nhầm lẫn viêm não với bệnh khác

Trường hợp chị Kim Liên (Cầu Giấy, Hà Nội) là một ví dụ. Chị cho biết, thấy con trai 14 tháng tuổi sốt thì trong đầu chị chỉ nghĩ nguyên nhân do thời tiết nắng nóng nên cháu mới vậy. Chị cho cháu uống thuốc hạ sốt, và dùng khăn ấm để lau người nhưng mấy ngày rồi mà cháu vẫn không đỡ. Tình hình không có gì tiến triển, đôi lúc còn nặng hơn, bé còn sốt cao trên 40 độ và có biểu hiện co giật. Lúc này chị mới tá hỏa đưa con đi khám thì được bác sỹ chẩn đoán con chị bị viêm não và cần nhập viện điều trị ngay. Chị quá bất ngờ, không tin vào tai mình nữa, cứ nghĩ bác sỹ thông báo nhầm.

Khi nào cần đưa trẻ đi bệnh viện?

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai: “Di chứng đáng sợ nhất của viêm não là bệnh nhân bị sống thực vật. Trẻ cũng có thể gặp các di chứng khác như: Chậm phát triển, tay chân yếu, não úng thủy, động kinh, di chứng điếc, giảm thính lực…vì vậy, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện sớm để được điều trị kịp thời".

Viêm não có triệu chứng khá giống với các bệnh khác và chỉ có thể chẩn đoán tại bệnh viện qua xét nghiệm và theo dõi. Phụ huynh nên theo dõi và đưa trẻ đến bệnh viện nếu thấy con 1 số biểu hiện: Sốt cao đột ngột, nhức đầu. Cha mẹ cần tránh trường hợp để trẻ rơi vào hôn mê mới đưa đến bệnh viện. Bởi những trường hợp này tiên lượng rất xấu, khó chữa và dễ để lại những di chứng.

Nếu trẻ bị sốt cao, đau đầu nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám

Điểm lưu ý đặc biệt với phụ huynh, nếu trẻ kêu đau đầu thì rất có thể bé bị viêm não. Với viêm não Nhật Bản (một trong các thể bệnh của viêm não), thời gian ủ bệnh trong vòng 5 -15 ngày. Khoảng thời gian 1 - 6 ngày sau khi bị virus xâm nhập, bệnh nhân có sốt kèm theo ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn khan. Giai đoạn viêm não cấp tính có biểu hiện sốt cao liên tục 38 - 40 độ C, đau đầu, cứng gáy, có dấu hiệu thần kinh trung ương bị thương tổn như co giật, run giật ở ngón tay, mi mắt. 

Phòng bệnh viêm não như thế nào?

Trên cả nước hiện nay số ca mắc bệnh viêm não do virus tích lũy 18 tuần đầu năm 2016 giảm 41,9% so với cùng kỳ năm 2015, nhưng vẫn ghi nhận rải rác các trường hợp mắc bệnh. Vì vậy, để chủ động phòng bệnh viêm não virus, khi thời tiết chuyển mùa, cha mẹ phải chú trọng đảm bảo sức đề kháng cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn ngủ đủ, uống nhiều nước, tránh để trẻ bị cảm lạnh, dễ nhiễm bệnh. Trẻ bị những bệnh lý tai mũi họng nên được chú trọng điều trị dứt điểm. Riêng với viêm não Nhật Bản, phụ huynh có thể chủ động phòng ngừa bằng cách đưa trẻ đi tiêm vaccine viêm não Nhật Bản đầy đủ 3 mũi tiêm (mũi 1 khi trẻ 1 tuổi; Mũi 2 sau mũi 1 từ 1 - 2 tuần và mũi 3 là 1 năm sau mũi 2)”.

Tăng cường sức khỏe miễn dịch là cách tốt nhất để phòng bệnh cho bé. Theo đó, bạn hãy lựa chọn thêm một sản phẩm thực phẩm chức năng bổ sung phù hợp cho hệ miễn dịch của bé. Đừng quên tham khảo thêm ý kiến tham vấn trực tiếp của chuyên gia y tế trước khi quyết định

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ