- Chuyên đề:
- Tiêm vaccine
Sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Sốc: Bệnh sởi toàn cầu gia tăng 300%, hệ lụy từ anti-vaccine
Làm sao để nhận biết trẻ bị bệnh sởi?
19,4 triệu trẻ em đã được tiêm phòng sởi – rubella
Vì sao trẻ cần tiêm phòng sởi?
Do đó, không hiếm người chạy theo trào lưu “anti-vaccine” nguy hiểm, từ chối tiêm vaccine sởi, góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho con trẻ, khiến căn bệnh này lây lan và tạo thành dịch lớn.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Science and Science Immunology cho hay không chỉ là một căn bệnh nghiêm trọng, bệnh sởi còn có khả năng “xóa sổ hệ thống miễn dịch của một người, khiến họ mắc chứng mất trí nhớ miễn dịch và dễ mắc các bệnh khác”.
Trên thực tế, sởi có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, phổ biến nhất là tổn thương thần kinh và viêm phổi. Phần lớn trong số 110.000 ca tử vong liên quan đến sởi toàn cầu mỗi năm là do các bệnh nhiễm trùng đồng thời như viêm phổi. Nghiên cứu này lần đầu tiên chứng minh tại sao điều đó xảy ra.
Velislava Petrova - tác giả của nghiên cứu và hiện đang là nghiên cứu sinh sau tiến sỹ tại Viện Wellcome Sanger (Anh) cho hay: “Mỗi khi tiếp xúc với một mầm bệnh, hệ thống miễn dịch của chúng ta nhận ra mầm bệnh này, từ đó xây dựng khả năng miễn dịch với nó và sau đó lưu trữ nó dưới dạng trí nhớ miễn dịch. Tuy nhiên, virus sởi dường như tấn công các tế bào trí nhớ này, khiến cho hệ thống miễn dịch của những người mắc bệnh bị quên các mầm bệnh mà nó đã tạo ra khả năng miễn dịch, do đó làm suy giảm khả năng chiến đấu với chúng”.
Để đưa ra kết luận này, nhóm các nhà khoc học đã phân tích các mẫu máu từ một nhóm 26 trẻ em Hà Lan, từ 4 đến 17 tuổi, chưa được tiêm vaccine sởi và chưa bao giờ mắc bệnh sởi. Mẫu máu được lấy cả khi họ khỏe mạnh và một lần nữa sau khi dịch sởi bùng phát trong cộng đồng. Các nhà khoa học cũng sử dụng 3 mẫu máu của trẻ chưa được tiêm chủng mà không bị bệnh sởi để so sánh.
Xét nghiệm mẫu máu cho thấy 2 tháng sau khi khỏi sởi, những đứa trẻ nói trên đã mất tới 73% sự đa dạng kháng thể.
Virus không chỉ “quét sạch” các tế bào trí nhớ, mà còn thay thế chúng bằng các tế bào mới cung cấp khả năng miễn dịch chống lại bệnh sởi trong tương lai. Vì vậy, những người đã từng mắc bệnh sởi sẽ khó được bảo vệ khỏi các mầm bệnh khác.
Nghiên cứu này cũng được xác nhận bằng nghiên cứu trên động vật.
“Bệnh sởi làm cho hệ thống miễn dịch của chúng ta giống trẻ con hơn”, tác giả Velislava Petrova cho hay, “Trẻ sơ sinh dễ bị nhiễm trùng hơn vì hệ thống miễn dịch của chúng vẫn đang hoàn thiện. Đó là những gì bệnh sởi gây ra”.
Trong tương lai, các nhà khoa học sẽ tập trung vào việc tìm hiểu thêm về điều này. Tuy nhiên, điều mà nghiên cứu này chỉ ra là tiêm vaccine thực sự quan trọng, không chỉ để bảo vệ chúng ta khỏi bệnh sởi, mà còn ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm nhiều bệnh khác.
Bình luận của bạn